Được người quen giới thiệu, năm 2015, chị Linh (ở xã Long Điền, Đông Hải, Bạc Liêu) gặp người đàn ông tên Nguyễn Thanh Hải ở Cần Thơ nhờ làm thủ tục đi lao động ở Hàn Quốc. Chi phí cho mỗi trường hợp là 70 triệu đồng. Sau khi nhận được nửa số tiền trên, Hải cắt đứt liên hệ và bỏ trốn.
Không riêng chị Linh, hàng chục người ở khắp các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã làm đơn gửi đến cơ quan Công an TP Cần Thơ tố cáo hành vi lừa đảo của Nguyễn Thanh Hải. Ngày 28/3/2018, sau thời gian truy tìm, Công an quận Ô Môn, TP Cần Thơ đã bắt giữ Hải khi y đang lẩn trốn tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Bước đầu, Hải đã thừa nhận đã lừa đảo của nhiều người với số tiền khoảng 700 triệu đồng.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng lừa đảo xuất khẩu lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 10/2017, 106 nông dân ở Sóc Trăng và Bạc Liêu bị một nhóm đối tượng dụ dỗ làm hồ sơ xuất khẩu lao động sang Mỹ. Trong đó, có 30 trường hợp nộp tiền cho các đối tượng lừa đảo với tổng số 57.000 USD.
Để tránh xảy ra những trường hợp tương tự cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức pháp luật trong nhân dân, đồng thời xử lý nghiêm các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhằm răn đe phòng ngừa chung.
Khi xuất khẩu lao động không chỉ là màu hồng VTV.vn -Phần lớn lao động nông thôn muốn đi làm việc ở nước ngoài đều có gia cảnh nghèo, trình độ nhận thức hạn chế nên họ cũng là nhóm bị động trong câu chuyện xuất khẩu lao động.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!