Vụ cháy lớn từng xảy ra tại nhà máy may Hà Phong, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang vào năm 2013. (Ảnh: Chính phủ)
Đó là thông tin theo báo cáo mới nhất của Better Work Việt Nam - chương trình hợp tác giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).
Báo cáo chuyên đề mới nhất tổng hợp tình hình của 60 nhà máy đã trải qua bốn kỳ đánh giá năm, cho thấy đã có sự tiến bộ đáng kể trong việc lưu trữ các chất hóa học độc hại. Tỷ lệ không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn đã giảm gần 2/3, kể từ lần đánh giá đầu tiên trong năm 2011.
Một nửa số nhà máy được đánh giá vẫn chưa có các lối thoát hiểm an toàn, bởi các lối thoát hiểm này thường bị chặn hoặc khóa trong giờ làm việc. Trong hai năm gần đây, theo đánh giá, có hơn 1/3 các nhà máy trên vẫn chưa đánh dấu rõ ràng vị trí của cửa thoát hiểm và đường thoát hiểm; hơn 30% không bảo dưỡng hệ thống dây điện; và hơn 1/4 còn chưa có đầy đủ thiết bị chữa cháy.
Hiện Việt Nam có hơn 300 nhà máy may mặc trên cả nước, với gần 300.000 lao động. Better Work cũng đề nghị cần tăng cường nỗ lực để nâng cao nhận thức về an toàn cháy nổ, khuyến khích các nhà máy đầu tư thích hợp vào công tác tập huấn cho người lao động, cũng như mua sắm thiết bị và công tác bảo trì để tránh hỏa hoạn.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.