Nếu được Chính phủ chấp thuận, đây sẽ là thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước với cơ hội bứt phá về kinh tế xã hội, trở thành điểm đến du lịch đắt giá của khu vực và thế giới.
5 năm gần đây, mọc lên những tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế của nhiều nhà đầu tư lớn. Hệ thống giao thông đồng bộ với tàu cao tốc hiện đại, cáp ngầm, cảng hãng không quốc tế, cảng biển...Hiện có tới 20 chuyến bay nội địa và quốc tế/ngày. Tuy nhiên, đảo Ngọc đón lượng khách quốc tế chỉ bằng 1/10 Phuket (Thái Lan) hay Bali (Indonexia).
Hướng tới xây dựng thành phố biển đảo, năm nay huyện đảo tập trung nguồn lực với tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 25.000 tỷ đồng; phấn đấu thu ngân sách 4.300 tỷ đồng; hoàn thành các khu tái định cư; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, ổn định 37 ngàn ha rừng tự nhiên. Phú Quốc sẽ sớm hoàn thiện quy hoạch tổng thể theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, tập trung tháo gỡ những tồn tại về sốt đất, đền bù giải phóng mặt bằng cũng như chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
Đảo Ngọc có diện tích hơn 589 km2, tương đương quốc đảo Singapore trước đây, nắng ấm quanh năm với những bãi biển đẹp. Nếu gỡ được "nút thắt" về cơ chế và trở thành thành phố biển đảo, Phú Quốc sẽ có nhiều cơ hội bứt phá để phát triển kinh tế xã hội, trở thành điểm đến có sức cạnh tranh lớn trong khu vực và thế giới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!