Các DN lớn được báo chí nhắc tới trong các bài viết có đề tài về chủ trương thoái vốn nhà nước là Tổng công ty Bia rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty cổ phần
Bia rượu - nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty Sữa Việt Nam
(Vinamilk)...
Tổng công ty Bia rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty cổ phần Bia rượu - nước giải khát Hà Nội (Habeco) được các báo nhắc tới khi viết về đề tài thoái vốn nhà nước
Theo tính toán, khi nhà
nước bán vốn tại 12
doanh nghiệp lớn, tổng số tiền
thu về được lên tới gần 150 nghìn tỷ, nếu quy đổi ra ngoại tệ tương ứng khoảng 7 tỷ USD. Tinh thần bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này - theo như chỉ đạo của
Thủ tướng là phải công khai, minh bạch để chống tiêu cực, lợi ích nhóm, bảo
toàn tối đa tài sản nhà nước.
Theo
tờ Thời báo kinh tế Việt Nam, sau 8 năm
Cổ phần hóa nhưng tỷ lệ vốn nhà nước ở Habeco
vẫn còn gần 82% (tương đương 9.000 tỷ đồng); còn Sabeco là trên 85% (tương đương
hơn 40 ngàn tỷ đồng) - tức là vẫn ở mức rất
cao.
Trong khi đó, theo tờ Đầu tư, do quy mô vốn của Habeco và Sabeco khác nhau, nên Bộ Công
thương đề xuất lộ trình thoái vốn của từng doanh nghiệp cũng khác nhau. Dự kiến,
Habeco sẽ thoái toàn bộ vốn thuộc sở hữu nhà nước trong năm nay.
Đối với
Sabeco, do vốn lớn, nên Bộ Công thương đề nghị thoái vốn chủ sở hữu nhà nước
theo lộ trình làm 2 đợt. Đợt 1 sẽ bán
trong năm nay. Đợt 2 sẽ bán trong năm sau, sau khi Sabeco đã thực hiện niêm yết
trên sàn chứng khoán. Cũng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, khi bán cổ phần
tại các doanh nghiệp này, giá trị quyền sử dụng đất phải tính riêng.
Chuyên gia Phạm Chi Lan bình luận trên báo điện tử Chính phủ
Trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ,
chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bình luận: Việc thực hiện bán vốn nhà nước một
cách dứt khoát và bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, sẽ gửi đi thông điệp
mạnh mẽ về một Chính phủ liêm chính, trong sạch, một Chính phủ kiến tạo và một
Chính phủ hành động, nói đi đôi với làm.
Theo
bà Phạm Chi Lan, Thủ tướng đã tuyên bố xây dựng Chính phủ liêm chính, trong
sạch, nói không với tiêu cực, tham nhũng. Do vậy, việc bán vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp lớn chính là phép thử quan trọng, bởi các doanh nghiệp nhà nước
lớn chính là nơi tập trung tài sản nhà nước rất nhiều, nguy cơ tham nhũng rất
cao. Có thế Chính phủ mới giảm được vai trò nhà đầu tư, nhà kinh doanh, tránh
tình trạng nhà nước đi cạnh tranh với doanh nghiệp tư nhân, để tập trung làm
chức năng kiến tạo sự phát triển của mình.
Nhận xét về
chỉ đạo của Thủ tướng trong việc thoái vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco nhiều
nhà đầu tư nhìn nhận: đây là một quyết
định tốt cho tất cả bên tham gia thị trường trừ nhóm lợi ích. Hơn nữa, việc
Chính phủ yêu cầu 2 doanh nghiệp này niêm yết trước khi thoái vốn nhà nước sẽ
tránh thất thoát hàng tỷ USD cho Nhà nước vì khi niêm yết Habeco,
Sabeco thì việc định giá sẽ theo thị trường và cao hơn hiện tại rất nhiều.
Trong khi đó, nếu thoái vốn xong mới niêm yết thì rất có thể xảy ra tình trạng
lợi ích nhóm chi phối. Chính vì lẽ đó mà câu hỏi "làm sao để tối đa
hóa hiệu quả nhằm thu về nguồn tiền cao nhất, hạn chế được nhóm lợi ích, bảo
toàn tối đa tài sản nhà nước… đảm bảo lợi ích cao nhất của đất nước?" được dư luận quan tâm.
Minh bạch khi thoái vốn
Báo Đại đoàn kết dẫn lời ông Đặng Quyết Tiến - Phó cục trưởng Cục Tài
chính doanh nghiệp cho hay: Thời gian
tới tiếp tục bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc
không cần giữ cổ phần chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả.
Như vậy với diễn
tiến này, lượng vốn nhà nước thoái khỏi doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới rất lớn. Mục tiêu đặt ra
là đến năm 2020 sẽ cơ bản hoàn thành việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, nhưng
thực hiện có lộ trình, không nóng vội, gắn cổ phần hóa với niêm yết cổ
phiếu.
Bài viết trên báo Kinh tế Sài Gòn
Một trong những mục đích chính của việc thoái
vốn nhà nước đương nhiên là để bổ sung cho nguồn ngân sách, nhưng tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn quan ngại: Nhà nước cũng cần chủ động thoái vốn toàn bộ tại
các doanh nghiệp đang thua lỗ càng nhanh càng tốt, kể cả bán với giá 0 đồng,
hay tiến hành làm thủ tục đóng cửa, phá sản để chấm dứt sự liên đới của Nhà
nước vào những lỗ đen tiêu tốn ngân sách này.
Quá trình thoái vốn nhà nước cần tránh nguy cơ là tiền
thu được từ việc thoái vốn này lại tiếp tục được rót cho những dự án, doanh
nghiệp "đắp chiếu" hay những dự án được vẽ ra để tiêu tiền ngân
sách.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!