Sinh viên còn thụ động trong tìm việc làm

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 26/03/2017 16:56 GMT+7

VTV.vn - Thực tế hiện nay, hàng trăm ngàn sinh viên ra trường hàng năm đều có đặc điểm chung là: không chủ động, không có kỹ năng, không phù hợp với yêu cầu công việc...

Thống kê gần đây cho thấy, một cử nhân cần trung bình hơn nửa năm để tìm được một việc làm tạm coi là ổn định. Còn với lao động có trình độ trung học phổ thông cần tới 1,5 năm để tìm được công việc đầu tiên họ thấy ổn định và hài lòng. Dự báo con số thất nghiệp ở lao động có trình độ cao từ đại học trở lên sẽ ngày càng tăng.

Sau 3 năm tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, Nguyễn đã trải qua 3 công việc khác nhau và đều là lao động phổ thông. Hơn 1 năm đưa hàng tại xưởng giấy, gần 1 năm làm lao công tại tòa nhà Lotte, và bây giờ là chạy xe GrabBike. Nguyễn chấp nhận làm việc chân tay vì không muốn "nhờ vả" bố mẹ và chờ tìm được một việc làm ổn định tại cơ quan nhà nước dù chuyên ngành của em khá hẹp.

Khá nhiều sinh viên từ khi bước chân vào đại học không xác định mình sẽ làm gì, mà chờ đến khi ra trường mới tính. Với họ, 4 năm để trở thành cử nhân chỉ là thời gian "ăn - học". Hậu quả, hàng trăm ngàn cử nhân ra trường hàng năm đều có đặc điểm chung là: không chủ động, không có kỹ năng, không phù hợp với yêu cầu công việc...

Ngay phiên giao dịch việc làm dành cho các sinh viên năm cuối tại Hà Nội, nhiều cử nhân sắp ra trường mới biết sàn giao dịch việc làm là gì.

Có việc làm nhưng không đúng chuyên môn, thậm chí cử nhân phải lao động chân tay đã trở thành chuyện bình thường. Lãng phí chính mình và lãng phí cả sự đầu tư của gia đình là chuyện của hàng trăm nghìn cử nhân đang "mịt mờ" tìm việc mỗi năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước