Tăng tuổi nghỉ hưu không thể áp dụng cho mọi ngành nghề

Thanh Hà (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Chủ nhật, ngày 02/10/2016 05:00 GMT+7

VTV.vn - Đây là ý kiến của bà Nguyễn Thị Minh Hạnh - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu nghề nghiệp, Nguyên Tổng biên tập báo Lao động thủ đô.

Mới đây, Bộ LĐ-TBXH đang nghiên cứu về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu trong lần sửa đổi Bộ luật Lao động trình Quốc hội vào năm 2017. Theo đó tuổi nghỉ hưu của nữ có thể tăng lên 58-60 và nam giới tăng lên 62-63 tuổi.

Đây không phải là lần đầu tiên Bộ LĐ-TBXH đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, tuy nhiên hai lần trước đa phần dư luận xã hội chưa đồng tình và Quốc hội đã không thông qua.

Cụ thể, năm 2012, khi sửa đổi Bộ luật Lao động, Bộ LĐ-TBXH đã đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 và nữ là 60 qua từng năm nhưng đã không được chấp thuận.

Năm 2014, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã đưa ra 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm đối tượng. Phương án 1 là từ năm 2016 trở đi, công chức, viên chức cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đạt 62 tuổi cho cả nam và nữ. Phương án 2 từ năm 2016 trở đi, công chức, viên chức 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi với nữ và 62 tuổi với nam. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, trước khi nâng tuổi nghỉ hưu cần bình đẳng tuổi nghỉ hưu của nam và nữ.

Tất nhiên tăng tuổi nghỉ hưu phải tính đến rất nhiều yếu tố, vậy qua 2 lần không thông qua, hiện nay đã là thời điểm thích hợp để Việt Nam tăng tuổi nghỉ hưu hay chưa, nếu tăng thì nên theo lộ trình thế nào?, phóng viên THVN đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Minh Hạnh – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu nghề nghiệp, Nguyên Tổng biên tập báo Lao động thủ đô.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TVOnline!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước