Thách thức đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường

Kim Hải (Ban Thời sự)-Thứ tư, ngày 05/09/2018 21:23 GMT+7

VTV.vn - Để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục, lãnh đạo ngành giáo dục và các cấp chính quyền cần có sự đầu tư nghiêm túc và trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên.

Năm học này được coi là năm học đặc biệt quan trọng bởi ngành giáo dục đang gấp rút triển khai chương trình sách giáo khoa mới, dự kiến bắt đầu chính thức áp dụng vào lớp 1 từ năm sau hoặc chậm nhất là 2 năm tới. Tuy nhiên, để triển khai thuận lợi công việc này, lãnh đạo ngành giáo dục cũng như các cấp chính quyền cần có sự đầu tư thực sự nghiêm túc và trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, giúp họ phát huy tối đa khả năng của mình cho đổi mới giáo dục. 

Hệ thống trường thực nghiệm, thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam năm nay tròn 40 năm tuổi. Từ nhiều năm nay, trường đã triển khai các hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học, với phương châm lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động giáo dục, "Đi học là hạnh phúc". Ở trường này, học sinh không phải chịu áp lực học hành, được chú trọng phát triển cá tính riêng. Theo lãnh đạo trường, một trong những yếu tố tiên quyết khiến các hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học triển khai thuận lợi chính là sự tôn trọng đối với đội ngũ giáo viên.

Ở ngôi trường này, giáo viên tập trung đầu tư cho hoạt động giảng dạy chính khóa, không tổ chức dạy thêm học thêm. Vì vậy, việc chăm lo cho đời sống giáo viên, để họ toàn tâm toàn ý phát triển chuyên môn là một trong những thách thức, đồng thời cũng là khó khăn của những người làm quản lý ở cấp cơ sở.

Trường Tiểu học Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội có sĩ số lên tới 60 học sinh một lớp. Như nhiều trường công lập khác, trường Phan Đình Giót khắc phục khó khăn thiếu trường lớp để đảm bảo chất lượng dạy học. Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh, thách thức với thầy cô giáo là làm sao để đổi mới phương pháp dạy và học trong bối cảnh lớp học quá đông học sinh.

Tập huấn cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo điều kiện sống cần thiết, điều kiện phát triển chuyên môn cho các thầy cô, tạo ra môi trường làm việc sáng tạo, khoa học là những yếu tố quan trọng thúc đẩy đội ngũ giáo viên say mê, tâm huyết với nghề. Chỉ khi họ làm việc với tinh thần như vậy, mới có thể thực hiện thành công mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Ứng dụng giáo án điện tử vào đổi mới dạy và học môn Lịch sử Ứng dụng giáo án điện tử vào đổi mới dạy và học môn Lịch sử

VTV.vn - Thay vì nghe giáo viên tường thuật về diễn biến các sự kiện lịch sử, học sinh được học thông qua video clip tái hiện câu chuyện lịch sử cụ thể.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước