Theo Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân nói trên nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu, đồng tử giãn và không còn cơ hội sống sót. Vì vậy, gia đình bệnh nhân đã chủ động xin về.
Chỉ trong 10 ngày qua, Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 5 trường hợp tử vong do ngộ độc rượu. Tất cả đều là nam giới có độ tuổi từ 40 - 50 tuổi. Một điểm chung khác là họ thường có nồng độ cồn công nghiệp methanol trong máu rất cao, hơn 120mg/dl trong khi chỉ trên 20mg/dl là đã đủ gây ngộ độc.
Các bác sỹ cảnh báo, rượu chứa cồn công nghiệp thường có đặc điểm giống rượu gạo truyền thống nên rất khó nhận biết. Người uống có thể chỉ có biểu hiện say như với rượu bình thường. Phải sau 12h, thậm chí 1 hoặc 2 ngày sau, bệnh nhân mới bị mờ dần mắt, không tỉnh táo, hôn mê và khi đó đưa đi nhập viện thì đã quá muộn. Vì thế, người tiêu dùng cần có sự phân biệt rõ ràng và sử dụng rượu một cách có trách nhiệm để đảm bảo sức khỏe.
Cần làm gì khi người thân bị ngộ độc rượu? VTV.vn - Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết, sau khi người thân uống nhiều rượu nhưng vẫn có thể nói được nên cho bệnh nhân ăn tinh bột, uống mật ong, hoặc sữa có đường.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!