Tiêu chuẩn chức danh hòa giải viên: ĐBQH đề xuất giảm thời gian kinh nghiệm

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 25/05/2020 14:44 GMT+7

VTV.vn - Sáng nay (25/5), Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Điều kiện có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác mới được xem xét, bổ nhiệm làm hòa giải viên đối với nhóm đối tượng luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn là chưa phù hợp. Đó là quan điểm được một số Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh trong phiên Quốc hội thảo luận trực tuyến dự Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án sáng nay.

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nhóm đối tượng luật sư, chuyên gia là những người có chuyên môn về pháp luật, tham gia giải quyết nhiều vụ án lớn, phức tạp, vì vậy chỉ nên quy định thời gian kinh nghiệm phù hợp là 5 năm hoặc 7 năm là đảm bảo tính khả thi. Quy định giảm thời gian kinh nghiệm sẽ góp phần mở rộng, huy động nguồn lực trong xã hội tham gia công tác hòa giải.

Bên cạnh đó, về quy định thu phí hòa giải đối thoại tại tòa án, đa số ý kiến nhất trí với chủ trương Nhà nước không thu phí đối với các đương sự mà chỉ thu phí hòa giải, đối thoại tại tòa án với 3 trường hợp. Tuy nhiên, một số ý kiến cũng đề nghị quy định rõ hơn chi phí nào do Nhà nước đảm bảo, chi phí nào do đương sự phải chi trả để đảm bảo bù đắp một phần Ngân sách Nhà nước cho công tác này.

Cuối giờ sáng nay, Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Tuần làm việc trực tuyến thứ 2: Quốc hội sẽ thảo luận về những dự án luật nào? Tuần làm việc trực tuyến thứ 2: Quốc hội sẽ thảo luận về những dự án luật nào?

VTV.vn - Tập trung cho công tác xây dựng pháp luật là nội dung chính trong tuần làm việc trực tuyến thứ 2 (từ 25/5-28/5) của Kỳ họp thứ 9.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước