Khu vực sạt lở ở bờ sông Tiền (ấp Bình Hòa, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp). (Ảnh minh họa: Dân trí)
Hội thảo được tổ chức vào chiều 26/7 tại thành phố Cần Thơ. Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều mô hình kè chống sạt lở cho khu vực ĐBSCL. Đối với tỉnh Cà Mau, hiện các loại kè đang được sử dụng là kè rọ đá, kè bản nhựa, rọ đá. Còn tại tỉnh An Giang, địa phương hiện đang triển khai nhiều giải pháp chống sạt lở bờ sông như: kè mái, rọ đá để lấp những đoạn sạt lở. Tất cả đều có điểm chung là giá thành cao từ 20 triệu đồng trở lên.
Trong lúc tình hình sạt lở diễn biến phức tạp như hiện nay, ngân sách Chính phủ cũng như địa phương không đủ tiềm lực để thi công kè ở tất cả các điểm sạt lở nguy hiểm. Theo các đại biểu, địa phương nên nghiên cứu lựa chọn từng loại kè phù hợp với điều kiện địa chất. Nơi nào thiết yếu thì nên tập trung xây kè kiên cố, ở những điểm khác có thể tận dụng các loại kè ít tốn kém chi phí hoặc trồng cây, tạo bãi bồi chống sạt lở.
Theo thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT, tại khu vực ĐBSCL hiện có 562 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài 786km.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!