Trung Quốc không có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa

Ngọc Hà-Thứ năm, ngày 22/05/2014 21:02 GMT+7

PV Thu Hà, Đài THVN trao đổi với TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ (Ảnh: VTV Online)

Liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc tìm mọi cách biện minh cho những hành động phi pháp của mình.

Việc Trung Quốc ra sức ngụy biện vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là vùng biển nằm trong vùng biển mà họ gọi là Tây Sa, cách đảo Tri Tôn 18 hải lý, trong khi vị trí này cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 119 hải lý, cách ranh giới ngoài vùng đặc quyền kinh tế theo công ước luật biển là 80 hải lý là tuyên bố hết sức vô lý. Bởi vì, vị trí đặt giàn khoan này không liên quan gì đến cái gọi là vùng biển Tây Sa của Trung Quốc. Tuy nhiên, liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc tìm mọi cách biện minh cho những hành động phi pháp của mình. Bởi sự thật Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa) là thuộc chủ quyền của Việt Nam đã được các triều đại Việt Nam thiết lập trên danh nghĩa Nhà nước.

Các bản đồ cổ của Việt Nam và tài liệu của phương Tây đều xác nhận về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Còn trong tất cả các bản đồ cổ của Trung Quốc đều xác định cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Ngoài Hải Nam, không có bất cứ đảo nào khác ở biển Đông. Và sự chiếm đóng hiện nay của Trung Quốc chỉ là kết quả của việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp đối với quần đảo này của Việt Nam từ năm 1974.

Ông Richard Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Stimson cho biết: “Trung Quốc lý luận rằng họ gọi cái gọi là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trong đó có đảo Tri Tôn, một đảo trong cả quần đảo đó, có vị trí gần nhất với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Từ đó, họ cho rằng họ có quyền đưa giàn khoan vào vùng nước kề cận đảo đó. Nhưng theo công ước LHQ về luật biển, một đảo nhỏ như vậy không thể tuyên bố chủ quyền đối với vùng nước kề cận”.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Thắng, Hội luật gia ra tuyên bố về Trung Quốc nói: “Đảo Tri Tôn là một cồn cát, một cồn cát theo công ước luật biển nó không thể được hưởng đầy đủ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. mà nó chỉ có tối đa 12 hải lý mà thôi. Vị trí từ giàn khoan của Trung Quốc đến đảo Tri Tôn là 17 hải lý do vậy nó không nằm trong vùng biển mà đảo Tri Tôn được hưởng theo công ước luật biển”.

Theo các chuyên gia, vị trí mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 sâu vào trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước luật biển của LHQ.

Hơn nữa, một trong những nội dung quan trọng của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) là các bên phải giữ nguyên trạng không tiến hành chiếm đóng mới, giải quyết các bất đồng bằng tinh thần xây dựng. Nhưng bằng việc hạ, đặt giàn khoan Hải Dương 981, tiến hành xây dựng đường băng trên đảo Gạc Ma của Việt Nam tại Trường Sa và gần đây Trung Quốc tuyên bố cấm đánh bắt cá trong vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đang đi ngược lại tất cả các nội dung của DOC mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết.

Để hiểu rõ hơn về tính pháp lý của việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa, mời quý vị và các bạn theo dõi video trao đổi giữa PV Thu Hà, Đài THVN với TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước