Từ vụ cây phượng đè học sinh: Cẩn trọng với cây cổ thụ bị bê tông hóa

VTV Digital-Thứ năm, ngày 28/05/2020 12:43 GMT+7

VTV.vn - Theo các chuyên gia, việc trồng cây xanh ở trường học cần có tư vấn chuyên môn, lấy giống từ vườn ươm để đảm bảo bộ rễ phát triển, tránh trường hợp đáng tiếc như vừa qua.

Sáng 26/5 vừa qua, tại Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP HCM) đã xảy ra vụ phượng vĩ cổ thụ ngã đè lên 18 học sinh, khiến 1 em tử vong. Trong sự việc này, nhiều người quan tâm tới sự bất thường của rễ cây. Theo thông tin từ Ban giám hiệu, cây phượng 24 tuổi nhưng rễ chỉ là một chùm nhúm nhỏ.

Hiện chưa có kết luận chính thức của cơ quan công an về nguyên nhân sự việc, tuy nhiên dưới góc nhìn của chuyên gia về cây xanh, có một số nguy cơ đã có thể thấy từ trước. Đây cũng là vấn đề các trường học khác nên lưu tâm.

Cây phượng bật gốc ngã đổ đè lên 18 học sinh tại trường THCS Bạch Đằng là cây được xây bồn xung quanh, cao chừng 40 phân và rất hẹp. Phần rễ cây rất nhỏ và nông.

Xây bồn cho đẹp, có lẽ rất nhiều nơi đã làm thế. Tuy nhiên, dưới con mắt của chuyên gia, việc cây lớn bị bê tông hóa trong một cái bồn nhỏ, đã khiến bộ rễ cây khó phát triển và nguy cơ ngã đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhất là phượng vĩ - loài rễ bàng (rễ nổi và thường mọc ngang mặt đất).

Một cây phượng lâu năm được trồng trong khuôn viên khá rộng rãi sẽ có bộ rễ khổng lồ rộng ngang tán cây. Nó khác hẳn với những cây cổ thụ bị bê tông hóa, quây bồn xung quanh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước