UNCLOS - cơ sở thiết lập trật tự pháp lý trên biển

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 18/08/2019 20:48 GMT+7

VTV.vn - Năm nay, đánh dấu 25 năm ngày Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 chính thức có hiệu lực và cũng là 25 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước.

Với đường bờ biển dài hơn 3.000 km cùng nhiều đảo và quần đảo, Việt Nam là một quốc gia ven biển, 25 năm qua cũng là quãng thời gian thể hiện sự thiện chí, coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào trật tự pháp lý công bằng trên biển.

Công ước quốc tế Liên Hợp Quốc về Luật Biển bao gồm các quy định toàn diện xác lập các vùng biển, điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Công ước này là cơ sở để xác lập phạm vi các cùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển, kể cả quốc gia quần đảo bao gồm: Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và các vùng biển ngoài phạm vi tài phán quốc gia.

Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc quy định quyền và cụ thể của các quốc gia. Theo đó, mọi hoạt động liên quan đến thăm dò,khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển phải được phép của của quốc gia đó. Mọi hoạt động không được cấp phép đều là bất hợp pháp, vi phạm các quy định của Công ước.

Căn cứ quy chế pháp lý của đảo trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc và luôn ở trên mặt nước khi thuỷ triều lên. Các đảo có khả năng duy trì điều kiện cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng sẽ có đầy đủ các vùng lãnh hải, tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như lãnh thổ đất liền. Các đá không có đáp ứng hai điều kiện nêu trên thì chỉ có lãnh hải 12 hải lý, không vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm nói chung không có lãnh hải riêng và do đó cũng không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

Theo phán quyết của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS gần đây, không một cấu trúc địa lý nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Các đảo của quần đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.

Là quốc gia ven biển, thành viên của UNCLOS, Việt Nam đã và đang nỗ lực kiên trì giải quyết một cách hòa bình các vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước