Vụ cháy công ty Rạng Đông: Vẫn chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm độc thủy ngân

Khánh Nguyễn-Thứ bảy, ngày 31/08/2019 06:06 GMT+7

VTV.vn - Trong số 12 người xét nghiệm, có 11 người không có bất thường trong mẫu máu và không bị nhiễm độc thủy ngân. 1 trường hợp đang chờ kết quả tổng hợp.

Đêm 30/8, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai về kết quả xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân liệu đã có như thông báo trong cuộc họp chiều 30/8 hay chưa. Bác sĩ Nguyên cho biết, trong tổng số 12 người (10 phóng viên, nhà báo; 2 người dân) tới xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân sáng nay thì kết quả ban đầu cho thấy có 11 người không có bất thường trong mẫu máu và không bị nhiễm độc thủy ngân. Ngoài ra, 1 trường hợp còn lại do chưa phân tích xong, nên chưa có kết quả.

Bác sĩ Nguyên chia sẻ: "Qua quá trình xét nghiệm, kết quả chúng tôi nhận được tối 30/8 cho thấy, tất cả chỉ số đều trong phạm vi cho phép. 11 người bao gồm 10 nhà báo, phóng viên và 1 người dân đều không bị nhiễm độc thủy ngân. Còn 1 người còn lại, do chưa tổng hợp kịp nên chưa thể đưa ra kết quả lúc này". Bác sĩ Nguyên nói thêm, để chắc chắn hơn nữa vẫn nên xét nghiệm bằng nước tiểu.

Sau khi vụ cháy khu nhà xưởng 6.000m2 thuộc công ty CP Bóng đèn và phích nước Rạng Đông, phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội xảy ra, một số người dân trực tiếp tham gia chữa cháy và phóng viên tác nghiệp xuất hiện một số triệu chứng nhức đầu, buồn nôn, hoa mắt và đã đến bệnh viện Bạch Mai kiểm tra.

Vào chiều 30/8, đại diện Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Trong thời điểm hiện tại có 10 phóng viên và 2 người dân đến khám kiểm tra, chúng tôi khám lâm sàng không có dấu hiệu đặc biệt. Chúng tôi vẫn kiểm tra các yếu tố nguy cơ, máu vẫn đang được đưa đi kiểm tra. Bằng mọi cách trong đêm nay (30/9) sẽ có kết quả".

Vụ cháy công ty Rạng Đông: Vẫn chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm độc thủy ngân - Ảnh 1.

ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tại cuộc họp chiều 30/8 . Ảnh: Chí Hiếu

Đại diện Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: "Theo chúng tôi, trong môi trường cháy như lính cứu hỏa, người dân vào trong khu vực cháy giúp dập tắt lửa… sẽ hít trực tiếp hơi nóng trong nhiều giờ. Những người có cảm giác khó thở, ho nhiều, tức ngực, choáng váng... là những người cần đi kiểm tra".

"Những người ở xa, không trực tiếp hít hơi nóng sẽ nguy cơ thấp hơn, vậy nên không cần thiết phải đi đến các cơ sở y tế cùng lúc sẽ gây quá tải và tốn kém không cần thiết", bác sĩ Nguyên cho biết thêm: "Không chỉ có Bệnh viện Bạch Mai mà các bệnh viện đầu ngành khác hoặc các bệnh viện tuyến quận đều có thể tiếp nhận người dân đến kiểm tra. Ngộ độc thủy ngân có nhiều dạng, trong tường hợp này là thủy ngân kim loại dạng hô hấp, chỉ trong vài giờ bệnh nhân sẽ ho, nôn mửa, tiêu chảy... nặng hơn nhiễm độc cấp dẫn đến suy thận".

Đối với những người có nguy cơ cao, bác sĩ Nguyên hướng dẫn, để cấp cứu, cần đưa bệnh nhân ra khỏi hiện trường, rửa sạch vật thể bám vào người, đặc biệt là mắt, sau đó đưa đến cơ sở y tế kiểm tra các chức năng phổi, gan và kiểm tra về máu... Hiện nay, việc xét nghiệm nước tiểu và máu có nhiễm thủy ngân cũng đã được thực hiện khá chuẩn xác chỉ trong 24 giờ.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước