Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Chuyện cấp “Visa” cho vải thiều xuất ngoại

Ban Khoa giáo-Thứ sáu, ngày 13/07/2018 06:50 GMT+7

VTV.vn - Câu chuyện Sở hữu trí tuệ với chủ đề “Câu chuyện cấp Visa cho vải thiều xuất ngoại” cho thấy tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Vải thiều là một trong những loại hoa quả được nhắc tới nhiều nhất khi đề cập tới trái cây Việt Nam. Không chỉ mang lại giá trị về kinh tế, vải thiều mà còn mang đậm giá trị văn hóa Việt. Thực tế, ở nhiều nước trên thế giới cũng có thể trồng được loại quả này nhưng để có được những trái vải thơm ngon, ngọt thanh, mang đặc trưng riêng thì vải ở tỉnh Bắc Giang của Việt Nam mang đầy đủ những yếu tố đó. Hiện nay, vải thiều Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 30 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Canada, Australia, Dubai.

Bắc Giang có thể nói là vùng chuyên canh vải thiều, tuy nhiên, không phải vải thiều trồng ở vùng nào Bắc Giang cũng cho chất lượng như nhau. Chất lượng vải còn phụ thuộc vào yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu. Theo những người nông dân ở đây, vải được trồng trên đất ghềnh là ngon nhất, thứ đến là đất pha sỏi, sau nữa là đất phù sa. Người tiêu dùng không thể biết đâu là vải Lục Ngạn hay Lục Nam, Yên Thế…, vì vậy, vải thiều ở Bắc Giang cũng có quá nhiều giá.

Để hạn chế tình trạng giá trôi nổi, các cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang đã cho xây dựng những vùng chuyên canh vải thiều để xuất khẩu. Đây là các vùng trồng vải thiều được đánh giá là chất lượng cao, chuyên để xuất khẩu đi thị trường Mỹ, châu Âu và nhiều nước trên thế giới.

Sau nhiều năm lai ghép, chọn giống, vải thiều Lục Ngạn đến nay đã khá chuẩn về thương hiệu như quả to, hạt nhỏ, dầy cùi, ngọt thơm nhiều nước và được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2008. Kể từ đó đến nay, giá vải Lục Ngạn thường cao, giá ổn định, không những giúp xóa đói giảm nghèo mà biến nhiều hộ nông dân trở thành tỉ phú.

Vậy để có được "tấm Visa" cho quả vải xuất ngoại, đằng sau câu chuyện đó là như thế nào? Để làm rõ hơn về vấn đề này, chương trình Câu chuyện Sở hữu trí tuệ đã mời tới trường quay ông Lê Sơn Hà đến từ Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Phần cuối của chương trình là cẩm nang hữu ích dành cho người tiêu dùng khi mang tới những thông tin cơ bản về chỉ dẫn địa lý và tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Bến Tre công bố chỉ dẫn địa lý dừa uống nước xiêm xanh và bưởi da xanh Bến Tre công bố chỉ dẫn địa lý dừa uống nước xiêm xanh và bưởi da xanh Nông sản có chỉ dẫn địa lý chật vật không thể xuất khẩu Nông sản có chỉ dẫn địa lý chật vật không thể xuất khẩu Việt Nam và Mexico hợp tác về bảo hộ chỉ dẫn địa lý Việt Nam và Mexico hợp tác về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước