Chương trình Chuyên đề - Khoa giáo: Cần hơn nữa sự bứt phá khỏi khuôn mẫu

Thùy An-Thứ sáu, ngày 21/12/2018 14:57 GMT+7

Nhà báo Đoàn Khánh Mai, Trưởng Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình TP.HCM

VTV.vn - Đó là nhận xét của nhà báo Đoàn Khánh Mai, Trưởng Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình TP.HCM và cũng là Trưởng BGK thể loại Chuyên đề - Khoa giáo tại LHTHTQ lần thứ 38.

Đa dạng về đề tài, bám sát tính thời sự

Nhận xét về các phẩm Chuyên đề - Khoa giáo dự thi tại LHTHTQ lần thứ 38, nhà báo Đoàn Khánh Mai cho biết có gần 80 tác phẩm dự thi. Năm nay nổi bật là những đề tài về môi trường, biến đổi khí hậu, câu chuyện về vùng lũ hay các mô hình phát triển kinh tế, cùng với đó là một số tác phẩm trong lĩnh vực y học, đời sống...

"Các đề tài trong các tác phẩm dự thi rất phong phú, đa dạng, bám sát những vấn đề mang tính thời sự được quan tâm", nhà báo Đoàn Khánh Mai cho biết.

Sự lặp tại và tính công thức

Khi đề cập đến chất lượng của các tác phẩm dự thi, nhà báo Đoàn Khánh Mai thẳng thắn cho biết, theo đánh giá chung của BGK, trong có đó những thành viên đã chấm nhiều kỳ liên hoan ở thể loại Chuyên đề - Khoa giáo, đang có không ít điều bị lặp lại. 

"Chúng ta không nói đến nội dung bởi nội dung có thể được phản ánh ở nhiều góc độ khác nhau. Sự lặp lại chủ yếu ở cách khai thác", nhà báo Đoàn Khánh Mai nhận xét.

Chương trình Chuyên đề - Khoa giáo: Cần hơn nữa sự bứt phá khỏi khuôn mẫu - Ảnh 1.

Theo nhà báo Đoàn Khánh Mai cần hơn nữa sự bứt phá khỏi các khuôn mẫu trong các chương trình Chuyên đề - Khoa giáo

Cũng trong cách thể hiện các tác phẩm, nhà báo Đoàn Khánh Mai cho biết một điểm rất đáng mừng là là hầu như trong số tất cả các tác phẩm dự thi đều sử dụng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo, info, thậm chí là 3D để truyền tải nội dung về mặt khoa học một cách rõ ràng hơn. Song cách thể hiện trong các tác phẩm vẫn bị mang tính công thức.

"Các bạn nghĩ rằng khoa giáo nó phải chính xác và chính xác phải là công thức. Tôi nghĩ rằng làm khoa giáo kiểu gì, công thứ kiểu gì thì yếu tố thẩm mỹ, yếu tố thiết kế, sáng tạo là không giới hạn và chúng ta hoàn toàn có thể bứt phá ra ngoài mọi khuôn mẫu", nhà báo Đoàn Khánh Mai phân tích.

Khán giả liệu có xem chương trình này không?

"Với tất cả các chương trình truyền hình, trong đó có chương trình Chuyên đề - Khoa giáo, chúng ta phải đặt ra vấn đề về hiệu quả trên sóng. Đó là khán giả có xem chương trình này không? Bao nhiêu người sẽ xem chương trình này? Bao nhiêu người cảm thấy thuyết phục khi xem? Bao nhiêu người sẽ ngồi sau màn hình sau phút thứ 2? Do đó khi chấm giải, tôi đặt ra đặt ra yếu tố khán giả với BGK bên cạnh những tiêu chí truyền thống", nhà báo Đoàn Khánh Mai cho biết.

Chương trình Chuyên đề - Khoa giáo: Cần hơn nữa sự bứt phá khỏi khuôn mẫu - Ảnh 2.

Khán giả là yếu tố không thể bỏ qua khi làm bất kỳ chương trình truyền hình nào

Và rất đáng mừng theo nhà báo Đoàn Khánh Mai, tại LHTHTQ lần thứ 38 đã tìm thấy những đốm sáng ở yếu tố này.

Tại một số tác phẩm, người làm đã tìm được môt cái cách nói, một cái cách tiếp cận, một cái tông thể hiện để đi đến mục đích một cách mềm mại và thông qua con đường của cảm xúc.

"Tôi đánh giá rất cao điều này. Tôi nghĩ đó là một sự liều lĩnh, dũng cảm bởi chúng ta thường bị chữ khoa giáo ấn định trong đầu là phải như thế này, như thế này", nhà báo Đoàn Khánh Mai cho biết.

Cuối cùng với câu hỏi đã tìm ra các sản phẩm nhận giải, theo nhà báo Đoàn Khánh Mai, những cái tên xứng đáng đã được tìm ra phù hợp với tỷ lệ giải thưởng mà Ban tổ chức giao phó.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước