Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Cặp "trai tài gái sắc" khiến các sharks tranh giành "nảy lửa"

Đinh Hương-Thứ năm, ngày 23/08/2018 10:44 GMT+7

VTV.vn - Trong tập 8 Shark Tank Việt Nam, lần đầu tiên Shark Phú và Dzung Nguyen tranh giành quyết liệt để được đầu tư vào startup Abivin - doanh nghiệp quản lý vận tải tối ưu.

Không chỉ hấp dẫn bởi những màn đối đầu kịch tính giữa "cá mập" và "con mồi", tập 8 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ còn thu hút bởi những pha "nội chiến" trong hội đồng đầu tư.

Trong màn thương thuyết đầu tiên, Nam Long và Hoàng Anh và là hai nhà sáng lập của Abivin – Công ty phát triển phần mềm quản lý vận tải tối ưu, kinh doanh theo hướng B2B (doanh nghiệp đến doanh nghiệp). Cả hai đến Shark Tank Việt Nam gọi vốn 200.000 USD để đổi lấy 5% cổ phần.

Phần mềm Abivin vRoute gồm 2 thành phần chính là Web App cho người quản lý và Mobile App cho nhân viên giao hàng. Nguồn thu chủ yếu đến từ phí phát triển - triển khai một lần và phí bản quyền phần mềm người dùng hàng tháng, với giá từ 10-15 USD /tài khoản.

Năm 2017, công ty đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu là 243% so với năm 2016. Năm 2018, dự kiến đạt mức độ tăng trưởng sẽ là hơn 400% với tổng doanh thu là 5,6 tỷ đồng. Trong đó 80% doanh thu chắc chắn sẽ về dựa vào các hợp đồng đã ký với khách hàng.

Thế mạnh đặc biệt của sản phẩm là thuật toán tối ưu, giúp giải quyết bài toán định tuyến đường đi. Khách hàng có thể quản lý và kiểm soát được tiến trình vận chuyển của các nhân viên giao hàng.

Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Cặp trai tài gái sắc khiến các sharks tranh giành nảy lửa - Ảnh 1.

Quan ngại về hướng đi B2B, các sharks cho rằng Abivin đang nắm giữ hầu hết các khách lớn nên rất khó để lấy thêm khách hàng. Chưa kể, một khi đã ký với khách hàng này, nhãn hàng đối thủ sẽ không chọn ký kết vì sợ tiết lộ thông tin. Thêm vào đó, các "ông lớn" về vận tải tối ưu lớn như Oracle, Sharp có thể sao chép thuật toán và "nuốt chửng" startup.

Trước quan ngại này, hai nhà sáng lập tự tin cho biết thuật toán do Nam Long phát triển rất khó để sao chép. Nam Long từng giành được nhiều giải quốc gia và quốc tế trong môn toán, tin học và vật lý học. Anh tốt nghiệp Đại học Cambridge chuyên ngành Khoa học máy tính, tốt nghiệp thạc sĩ Đại học Bristol ngành Ngành máy học và từng có thời gian việc ở đại bản doanh Google Silicon ở Mountain View.

Không hề kém cạnh, Hoàng Anh cũng tốt nghiệp ngành kinh doanh quốc tế tại trường Đại học Đông Nam Phần Lan. Cô từng làm việc ở một công ty Third Party Logistic (3PL - Dịch vụ cung ứng trọn gói) và công ty về phần mềm có trụ sở chính ở Silicon Valley.

Cả hai khẳng định tại Việt Nam Abivin chưa có đối thủ cạnh tranh. Cặp đôi tham vọng sẽ trở thành "startup kỳ lân B2B" đầu tiên trong khu vực với ứng dụng này. Khi các nhà đầu đề cập đến Smartlog, startup cùng lĩnh vực từng đưa ra tuyên bố tương tự, Abivin tự tin có thể cho trải nghiệm dịch vụ để so sánh kết quả.

Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Cặp trai tài gái sắc khiến các sharks tranh giành nảy lửa - Ảnh 2.

Tuy nhiên, vì không hứng thú hướng đi B2B, Shark Hưng nhanh chóng tuyên bố không đầu tư. Shark Linh cũng đưa ra quyết định tương tự vì nữ "cá mập" không có kinh nghiệm về lĩnh vực này.

Thích thú đội ngũ sáng lập, Shark Phú đưa ra lời đề nghị đầu tư 200.000 USD đổi lấy 20% cổ phần. Shark Dzung cũng quyết định rót vốn với lời mời có giá trị tương đương. Tin tưởng công nghệ sẽ là đòn bẩy bẩy để tạo ra bước đột phá trong kinh doanh, Shark Thủy thể hiện niềm tin bằng lời đề nghị cao hơn, 210.000 USD đổi lấy 20% cổ phần. Tuy nhiên mức định giá của ba "cá mập" lại không khiến Abivin hài lòng.

Không dễ dàng từ bỏ thương vụ tiềm năng này, Shark Dzung ra sức chiêu dụ bằng cách cam kết sẽ hi sinh thời gian cho Abivin: "Startup cần một người có thể cố vấn, là một các GPS để định hướng đi xa và đạt được tầm nhìn lớn".

Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Cặp trai tài gái sắc khiến các sharks tranh giành nảy lửa - Ảnh 3.

Ngay lập tức, Chủ tịch Sunhouse cũng đổi lại đề nghị đầu tư, giảm tỷ lệ cổ phần xuống còn 15% cùng lời thuyết phục mạnh mẽ: "Anh thấy các em thiếu tư duy kinh doanh, cái đó anh có thể giúp… Anh Dzung đầu tư mấy chục công ty, không có thời gian quan tâm bọn em. Em không cần thêm một người công nghệ nữa, em cần một người giúp các em tư duy kiếm tiền".

Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Cặp trai tài gái sắc khiến các sharks tranh giành nảy lửa - Ảnh 4.

Cuộc đối đầu giữa "cá mập truyền thống" và "cá mập công nghệ" tiếp tục diễn ra căng thẳng khi Shark Dzung quyết định đầu tư 100.000 USD để đổi lấy 10% và số tiền còn lại sẽ là khoản vay chuyển đổi với lãi suất 10%/năm, giảm giá 30% ở lần gọi vốn tiếp theo.

Tuy vậy, Shark Phú cho rằng startup khó có khả năng thành công vì thiếu tư duy quản trị. Cụ thể sau 3 năm hoạt động Abivin vẫn lỗ theo như những gì đã trình bày.

Trước màn tranh giành quyết liệt giữa các "cá mập", Abivin quyết định nhận đầu tư từ "cá mập công nghệ" Dzung Nguyễn. Sự đồng điệu trong khẩu vị kinh doanh của shark và startup chắc chắn sẽ giúp Abivin đến gần hơn với ước mơ trở thành "startup kỳ lân".

Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Cặp trai tài gái sắc khiến các sharks tranh giành nảy lửa - Ảnh 5.

Mời quý vị đón xem các tập tiếp theo của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ phát sóng vào 20h30 thứ Tư hàng tuần trên kênh VTV3!


Trước khi ngồi ghế Shark Tank Việt Nam, Shark Hưng từng đi đóng phim? Trước khi ngồi ghế Shark Tank Việt Nam, Shark Hưng từng đi đóng phim?

VTV.vn - Đó là một vai diễn nhỏ trong phim "Hoa cỏ may" phần 3 mà Shark Phạm Thanh Hưng đã chủ động xin đạo diễn.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước