VTV Đặc biệt - Đi về miền đất lạnh: Khi đồng đội còn nằm đó chưa tìm được hài cốt, thì đất sẽ mãi chưa ấm lại được

Chu Anh-Thứ ba, ngày 28/07/2020 07:17 GMT+7

VTV.vn - Ồng Trần Văn Bản, người chiến sỹ từng 5 lần báo tử trở về, đã dành hơn 30 năm để tìm kiếm những người đồng đội, đồng chí của mình.

Trở về từ cõi chết


Người lính Trần Văn Bản quê ở Hồng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Gia đình ông có 9 người con nhưng chỉ duy nhất ông là con trai. Chiến tranh loạn lạc rồi bệnh tật, mẹ ông Bản chỉ còn mình ông và hai người con gái là Trần Thị Nức và Trần Thị Thêm. Dù hoàn cảnh gia đình được ưu tiên, lại là con một nhưng người thanh niên trẻ Trần Văn Bản lúc ấy vẫn quyết xung phong đi bộ đội.

Biền biệt mấy năm trời từ khi quyết chí ra mặt trận vào năm 1967, chiến sỹ Trần Văn bản không có bất cứ lá thư nào về cho gia đình. Thế rồi, năm 1968, gia đình đột ngột nhận giấy báo tử. Người mẹ ngã khuỵu, ngất đi chẳng còn biết gì khi nhận được tin báo về con trai. Lập bàn thờ cho con, người mẹ già cùng hai cô con gái mang những quả bưởi mọc ở cây nhà thắp hương cho người liệt sỹ trẻ. Đó cũng là cây bưởi mà trước khi ông Bản vào chiến trường đã dặn lại hai em nếu còn sống trở về, cả nhà sẽ hái bưởi cùng thưởng thức còn nếu hi sinh, hãy đem quả bưởi để thắp hương cho ông.

Tin báo tử đầu tiên báo về là vào cuối năm 1968 rồi đến những năm sau, gia đình ông Bản lần lượt nhận được 5 lần báo tử như thế. Hy vọng về việc ông còn sống cuối cùng dường như không còn nữa.

VTV Đặc biệt - Đi về miền đất lạnh: Khi đồng đội còn nằm đó chưa tìm được hài cốt, thì đất sẽ mãi chưa ấm lại được - Ảnh 1.

Ngày ông Bản trở về, cả làng xôn xao, chẳng ai tin người đã chết, đã được báo tử từng ấy lần lại lành lặn nguyên vẹn tìm về quê hương. Người mẹ nhìn thấy con không dám tin, người em ôm lấy anh mà cứ ngỡ là mơ. Về đến nhà, ông Bản hỏi ngay mẹ đâu. Nghe tin con trai trở về, người mẹ già bủn rủn chân tay, không đứng vững và vẫn không tin sự thật. Nhìn lên bàn thờ mình, thấy bát nhang của mình, ông Bản xót thương cho mẹ, cho em khi phải chịu đựng nỗi buồn nỗi đau kéo dài đến 8 năm. Ai nhìn thấy ông Bản về cũng mừng mà mừng trong nước mắt bởi khi họ nhìn thấy ông cũng là lúc nuôi hy vọng những người thân yêu của mình cũng chưa chết.

"Hầu hết các bà mẹ đến thăm tôi thì rất hớn hở vì tôi được báo tử thì chắc chắn là chết rồi mà còn sống trở về. Thế nên, các mẹ đến thăm tôi với tâm trạng nôn nóng, biết chắc chắn con mình còn sống. Thực sự trong lòng tôi lúc đó rất đau, rất buồn bởi vì những bà mẹ đến nói với tôi rằng "chắc con mẹ vài bữa nữa nó sẽ về". Nhưng trong suy nghĩ của tôi, tôi biết chắc con của mẹ sẽ không bao giờ về nữa vì các anh đã chết rồi" – ông Trần Văn Bản nghẹn lời.

VTV Đặc biệt - Đi về miền đất lạnh: Khi đồng đội còn nằm đó chưa tìm được hài cốt, thì đất sẽ mãi chưa ấm lại được - Ảnh 2.

Sau đó, ông Bản đã tự tay viết 14 tờ giấy chứng nhận đã hi sinh cho những người đồng đội của mình vì chính ông là người đã chôn cất. Nỗi đau khi biết con mình đã hi sinh không thể tránh khỏi, nhưng sau nỗi đau đó lại là hy vọng, là nỗi mong mỏi làm sao có thể đưa hài cốt của con trở về để chôn cất. Ngay sau lần nghỉ phép đó, khi trở lại miền Nam, ông Bản đã nghĩ đến việc phải trở lại chiến trường xưa để tìm hài cốt của những người đồng đội đã từng vào sinh ra tử với mình. Là một bác sĩ, trong chiến tranh, ông Bản đã từng nhiều lần tự chôn đồng đội của mình. Bây giờ, ông Bản không thể không đi tìm kiếm những liệt sỹ đang còn nằm đó.

Tôi làm việc đúng với lương tâm, không có lý gì đồng đội lại hại mình


Trong mỗi cuộc tìm kiếm, nếu như tìm được nhiều hài cốt, ông Bản sẽ phối hợp với những đơn vị khác để làm lễ truy điệu và đưa ra nghĩa trang. Thế nhưng, có những lần ông chỉ tìm thấy có 1 liệt sỹ. Ông nghĩ đến căn gác xép ở nhà mình rồi âm thầm giấu vợ, giấu con mang hài cốt đồng đội về để xếp trên đó. Cứ đợi đủ có 4,5 hài cốt, ông Bản một mình mang ra nghĩa trang chôn cất. Vợ ông Trần Văn Bản, bà Huỳnh Thị Phương nghi ngờ chồng cất giấu thứ gì bí mật trên đó bởi ông còn đóng cả cửa. Một lần lên căn gác xép để tìm kiếm, bà Phương giật mình khi thấy những tấm khăn bọc hài cốt. Bà sợ không dám nói với ai.

"Tôi cũng nghĩ chứ, không biết mình đưa hài cốt đồng đội mình về nhà có sao không vì chưa từng ai làm như thế. Tôi cũng để ý cuộc sống gia đình xem có khác đi không. Tôi cũng có suy nghĩ mình đưa đồng đội của mình về đây rồi đưa ra nghĩa trang, mình làm việc này đúng với lương tâm của mình thì không lý gì đồng đội lại hại mình. Tôi cứ nghĩ như vậy thôi" – ông Bản nói.

Và rồi, sau nhiều cuộc tìm kiến, ông Bản đã tìm được hài cốt của liệt sỹ Nguyễn Bá Hoà. Đây là người anh em, đồng đội thân thiết của ông. Khi mẹ ông Bản nhận được giấy báo tử của con trai, mẹ ông Hòa đã luôn động viên và chia sẻ: "thằng Bản hi sinh rồi, tôi và bà vẫn còn một thằng con trai nữa là thằng Hoà". Nhưng trớ trêu thay, khi giải phóng, ông Bản là người báo tử thì vẫn còn sống và trở về, trong khi đó, con trai bà - liệt sỹ Nguyễn Bá Hòa đã mãi mãi nằm xuống.

VTV Đặc biệt - Đi về miền đất lạnh: Khi đồng đội còn nằm đó chưa tìm được hài cốt, thì đất sẽ mãi chưa ấm lại được - Ảnh 3.

"Ngược lại niềm vui của mẹ tôi, thì với mẹ Hòa là nỗi đau khi tôi nói rằng "Mẹ ơi, Hòa chết rồi" - ông Bản rơi nước mắt khi nhắc về người bạn thân chí cốt.

Chuyện sống trở về từ chiến trường ác liệt bỗng nhiên trở thành nỗi đau đáu, day dứt của các ông Trần Văn Bản, Bùi Anh Viết hay Phạm Hùng Ca - những cựu binh của Trung đoàn 268, Cát Bi, Hải Phòng.

Ông Bùi Anh Viết, cựu binh Trung đoàn 268, Cát Bi, Hải Phòng: "Bây giờ anh em nằm xuống, có những gia đình điện vào hỏi hoặc tôi về quê hỏi "Mày ở đây, con tao đâu…".

VTV Đặc biệt - Đi về miền đất lạnh: Khi đồng đội còn nằm đó chưa tìm được hài cốt, thì đất sẽ mãi chưa ấm lại được - Ảnh 4.
VTV Đặc biệt - Đi về miền đất lạnh: Khi đồng đội còn nằm đó chưa tìm được hài cốt, thì đất sẽ mãi chưa ấm lại được - Ảnh 5.

Ông Phạm Hùng Ca, cựu binh Trung đoàn 268, Cát Bi, Hải Phòng: "Tôi nghĩ nếu các gia đình có oán trách, có chửi thì chúng tôi vẫn xin lỗi. Địch bao vây tứ phía nên hầu hết liệt sỹ không mang đi được, chỉ có thương binh dìu nhau đi thôi".

Ông Bản tìm ra nơi liệt sỹ nằm rồi kết hợp với nhiều nơi để đào lên. Cho đến bây giờ, số liệt sỹ ông Bản đã tìm ra trên 2.200 hài cốt. Trong suốt 30 năm đi tìm hài cốt đồng đội, ông Bản đã phải đi đi về về bốn bận, năm bận, sáu bận chứ không còn phải quá tam ba bận nữa.

VTV Đặc biệt - Đi về miền đất lạnh: Khi đồng đội còn nằm đó chưa tìm được hài cốt, thì đất sẽ mãi chưa ấm lại được - Ảnh 6.

Trong hành trình đi tìm kiếm hài cốt đồng đội, ông Bản còn gặp gỡ một người vô cùng đặc biệt. Đó là ông Út Châu ở Gia Lộc, Trảng Bàng, Tây Ninh, một người đàn ông vóc dáng nhỏ thó, khuôn mặt già nua khắc khổ. Cánh tay phải ông giấu lủng lẳng trong cánh tay áo dài.

VTV Đặc biệt - Đi về miền đất lạnh: Khi đồng đội còn nằm đó chưa tìm được hài cốt, thì đất sẽ mãi chưa ấm lại được - Ảnh 7.
VTV Đặc biệt - Đi về miền đất lạnh: Khi đồng đội còn nằm đó chưa tìm được hài cốt, thì đất sẽ mãi chưa ấm lại được - Ảnh 8.
VTV Đặc biệt - Đi về miền đất lạnh: Khi đồng đội còn nằm đó chưa tìm được hài cốt, thì đất sẽ mãi chưa ấm lại được - Ảnh 9.

Ngày trước, lúc làm vườn, cuốc thấy chiếc dép râu nào ông Út Châu lại đem treo lên ban thờ trước nhà rồi thắp nhang đều đặn. Gặp nhau rồi hỏi chuyện, ông Bản mới biết rằng trước kia ông Út Châu là lính Cộng hoà. Hai người lính từng ở hai chiến tuyến, giờ đây lại cùng nhau đi tìm hài cốt của những liệt sỹ đã ngã xuống, hi sinh vì Tổ quốc.

VTV đặc biệt: Đi về miền đất lạnh

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước