Bầu cử ở Iran: Không tạo ra bước chuyển mới trong chính sách đối ngoại

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 27/02/2016 07:18 GMT+7

VTV.vn - Theo Đại sứ Nguyễn Quang Khải, kết quả cuộc bầu cử tại Iran sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới chính sách đối ngoại của quốc gia này.

Ngày 26/2, 55 triệu cử tri Iran đã đi bỏ phiếu để bầu chọn 290 nghị sĩ Quốc hội và 88 thành viên Hội đồng giám sát cao cấp. Sự kiện đã thu hút sự chú ý của thế giới vì đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi quốc gia Hồi giáo này đạt thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc, giúp dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt lên quốc gia này trong nhiều năm qua.

Diễn ra ở một thời điểm quan trọng khi Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei (76 tuổi) đang cần người kế vị. Điều đó cũng lý giải phần nào nguyên nhân khiến cuộc cạnh tranh giữa phe bảo thủ và phe cải cách quyết liệt như vậy. Theo Đại sứ Nguyễn Quang Khai – Nhà phân tích về tình hình Trung Đông, một số nhà quan sát cho rằng cuộc bầu cử này là sự thử thách, tín nhiệm với chính phủ ông Hassan Rouhani trong ba năm qua, đồng thời cũng giúp tiên đoán được chính sách của ông trong nhiệm kỳ 2 năm còn lại.

"Tôi cho rằng dân chúng Iran hiện không phải bầu cử cho phe cải cách hay bảo thủ mà họ bầu ra một nước Iran mới, định hình ra một nước Iran mới", ông Nguyễn Quang Khai nhận định.

Đại sứ Nguyễn Quang Khai – Nhà phân tích về tình hình Trung Đông
Đại sứ Nguyễn Quang Khai – Nhà phân tích về tình hình Trung Đông

"Iran là một nước lớn nên mọi sự thay đổi của quốc gia này đều có tác động đến tình hình khu vực và thế giới. Dư luận thế giới quan tâm tới tình hình cuộc bầu cử lần này, cử tới 500 quan sát viên từ 29 quốc gia để đưa tin về cuộc bầu cử" - ông Nguyễn Quang Khai cho biết thêm - "Các nhà quan sát nhận định kết qủa của cuộc bỏ phiếu sẽ không ảnh hưởng nhiều tới chính sách đối ngoại của Iran, bởi vì chính sách này đã được định hình từ trước, dù lực lượng bảo thủ và cải cách lên cũng không thể đảo ngược. Thêm nữa, ở Iran, dù có Quốc hội hay Hội đồng Chuyên gia được bầu lên thì quyết định cuối cùng vẫn nằm trong tay Đại giáo chủ. Đại giáo chủ là người quyết định cuối cùng đường lối đối ngoại, đối nội của Iran".

Có nhiều ý kiến đã dự báo sự mở cửa trở lại của Iran có thể giúp phe cải cách đạt kết quả khả quan trong cuộc bầu cử. Tuy nhiên, vẫn còn khá sớm nếu khẳng định phe này sẽ thành công giành quyền kiểm soát lập pháp. Ngày 19/1, Đại giáo chủ Ali Khamenei – người luôn phản đối chính sách mở cửa – đã gây chấn động dư luận khi tuyên bố mở cửa là một ảo tưởng, cộng hòa Hồi giáo không nên đặt niềm tin của mình vào Mỹ bởi đó vẫn là kẻ thù ý thức hệ. Các thỏa thuận hạt nhân không phải là mãi mãi mà chỉ là tạm thời. Trong khi đó, giới quan sát lại cho rằng cuộc bầu cử lần này của Iran sẽ tạo nên có một Quốc hội với đông nghị sĩ cải cách hơn.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước