Trong hai năm qua, số lượng nhà máy chế biến nông sản ở Việt Nam tăng kỷ lục. Hàng loạt nhà máy chế biến rau củ quả và thịt gia súc, gia cầm đã khởi công và khánh thành tại nhiều tỉnh thành, trở thành những trung tâm chế biến nông sản lớn và hiện đại của Việt Nam.
Tổng cộng có tới 16 nhà máy chế biến nông sản được triển khai, rải đều tại các vùng miền trên cả nước với mức đầu tư trên dưới 10.000 tỷ đồng. Trong lĩnh vực rau của quả, nhà máy mới khánh thành tại Tây Ninh mới đây có công suất lớn nhất, đạt 150.000 tấn/năm với công nghệ hiện đại nhất Đông Nam Á. Tổ hợp chế biến thịt lợn tại Hà Nam đạt công suất 140.000 tấn/năm.
Các doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng nhà máy đều xác định xây dựng chuỗi khép kín, từ sản xuất, chăn nuôi đến chế biến, xuất khẩu. Trong đó, nhà máy chế biến là "lõi" của liên kết này. Nông sản chế biến sâu được kỳ vọng sẽ giúp nông dân tăng thêm thu nhập và nâng cao giá trị nông sản.
Với công nghệ chế biến hiện đại, nông sản Việt Nam có thể xuất khẩu tới khắp năm châu với giá tốt. Nền nông nghiệp Việt Nam đang thay đổi mạnh mẽ với sự ra đời của hàng loạt các nhà máy chế biến nông sản quy mô lớn. Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trong những đầu mối nông sản thế giới trong tương lai không xa.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, chương trình Vấn đề hôm nay đã mời tới trường quay ông Nguyễn Quốc Toản - Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kết nối với ông Lê Thành - Viện trưởng Viện Kinh tế Nông nghiệp hữu cơ tại Tây Ninh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!