Tàng trữ, buôn bán bom mìn, vật nổ sẽ bị xử lý theo pháp luật

VĐHN-Thứ năm, ngày 24/03/2016 00:59 GMT+7

VTV.vn -Đó là lời khuyến cáo của Đại tá Hoàng Minh Hồng - PGĐ Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam dành cho những người dân có ý định kiếm lợi từ việc buôn bán bom mìn.

Việc nổ do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam không phải là hiếm thấy vì lâu lâu dư luận lại thấy một vụ nổ kiểu như vậy ở những vùng đất gánh chịu nhiều bom đạn như Quảng Trị, Quảng Bình và nhiều vùng đất khác. Nhiều người dân hiện nay vẫn sống trong sợ hãi vì những hệ quả của chiến tranh.

Vụ nổ tại khu Văn Phú, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã qua được vài ngày nhưng nhiều người vẫn còn hoảng sợ và hoang mang. Không thể đổ tại người dân thiếu ý thức khi họ tận dụng nguồn phế liệu từ các vật liệu nổ. Cái đầu tiên dư luận phải quan tâm đó là cách quản lý xã hội như nào để vật được dự đoán là nặng cả trăm kg có thể len lỏi vào đến tận thủ đô. Tiền thu được từ phế liệu được lấy ở các vật liệu nổ là một khoảng không nhỏ đối với những người thu gom phế liệu. Nghèo buộc họ phải tìm cách kiếm tiền để nuôi sống bản thân. Và hậu quả thì không chỉ họ phải gánh chịu mà bao nhiêu người dân khác cũng bị liên lụy. Một người thu gom phế liệu bình thường có thể tự mình hóa giải vật liệu nổ để lấy phế liệu có lẽ cả thế giới chỉ có ở Việt Nam.

Có mặt trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 23/3, Đại tá Hoàng Minh Hồng - Phó giám đốc Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam đã giải thích rõ hơn về tình trạng bom mìn hiện nay ở Việt Nam.


Đại tá Hoàng Minh Hồng - Phó giám đốc Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam.

Đại tá Hoàng Minh Hồng - Phó giám đốc Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam.

Đại tá Hoàng Minh Hồng cho biết: "Tuy chiến tranh ở Việt Nam đã qua lâu nhưng bom mìn còn sót lại do hậu quả của chiến tranh còn rất nhiều. Bom mìn, vật nổ có đủ các chủng loại từ to đến nhỏ và hiện hữu, tiềm tàng ở nhiều khu vực khác nhau. Với nỗ lực của Chính phủ, Quân đội, các ban ngành và điạ phương từ khi kết thúc chiến tranh đến nay, chúng ta đã giải phóng được hàng nghìn héc ta, đã tiêu hủy được hàng nghìn tấn bom đạn".

"Tuy nhiên, hiện nay lượng bom mìn còn sót lại trong lòng đất vẫn còn rất nhiều. Chính vì thế, Chính phủ đã có một chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng Ban. Đặc biệt, chương trình đặt ra rất nhiều mục tiêu như tạo ra cơ sở dữ liệu về bom mìn, vật nổ, về nạn nhân và đưa ra kế hoạch rà phá, làm sạch bom mìn trong lòng đất. Đồng thời, đưa ra mục tiêu tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho người dân hiểu được nguy cơ, hiểm họa của bom mìn" - Đại tá Hoàng Minh Hồng nói thêm.

Bên cạnh đó, ông Hoàng Minh Hồng cũng đưa ra các biện pháp xử lý khi người dân vô tình gặp phải vật được nghi ngờ là có thể gây nổ.

"Người dân trong quá trình sinh sống, lao động và sản xuất khi phát hiện ra bom mìn, vật nổ không nên động chạm, sử dụng và nhất là tàng trữ, buôn bán. Nếu thấy những vật nghi ngờ là vật nổ, bom mìn, người dân nên đặt các biển báo nguy hiểm, sau đó báo ngay cho chính quyền, các cơ quan chức năng để tiến hành xử lý" - ông Hoàng Minh Hồng chia sẻ - "Nếu người dân cố tình tàng trữ, buôn bán những vật liệu nổ thì sẽ bị xử lý theo pháp luật".

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước