Thay đổi để thích nghi với thị trường lao động toàn cầu sau dịch COVID-19

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 22/04/2020 06:05 GMT+7

VTV.vn - Với ảnh hưởng của dịch COVID-19, Việt Nam phải nhìn nhận lại định hướng của mình để thích ứng với tình hình mới của thị trường toàn cầu.

130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài là mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Nhưng dịch bệnh ập đến, các thị trường chính tiếp nhận lao động của Việt Nam đều tạm dừng. Không chỉ là số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài, cần xác định lại thị trường và chất lượng lao động. Do đó, cần phải thay đổi để thích nghi với tình hình thị trường lao động toàn cầu sau dịch COVID-19.

Ứớc tính của ILO cho thấy số người thất nghiệp toàn cầu có thể lên tới 25 triệu, ảnh hưởng đến 80% người trong tuổi lao động trên thế giới. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19, tổ chức này cho rằng dịch bệnh đã tác động sâu rộng đến thị trường lao động toàn cầu.

Lao động di cư là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Điều này đặt ra vấn đề rất rõ ràng rằng, là nước có lượng lao động làm việc ngoài nước lớn, Việt Nam phải nhìn nhận lại định hướng của mình để thích ứng với tình hình mới của thị trường toàn cầu.

Còn tại Việt Nam, ngay khi dịch bệnh xảy ra, hoạt động đưa lao động ra nước ngoài làm việc đã đóng băng. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động gần như bất động trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh, đặc biệt là sau công điện dừng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài tới hết ngày 30/4.

Cùng bàn luận về chủ để này trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 21/4 là ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước