Tòa Trọng tài vụ kiện Philippines - Trung Quốc: Không xử lý vấn đề phân định Biển Đông

Vấn đề hôm nay-Thứ bảy, ngày 16/07/2016 05:52 GMT+7

VTV.vn-Đây là khẳng định của TS Phạm Lan Dung – giảng viên khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao khi đề cập về phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện Philippines - Trung Quốc.

Tòa Trọng tài đã ra phán quyết cuối cùng trong vụ kiện Philippines - Trung Quốc về Biển Đông. Theo đó, Philippines đã thắng kiện. Nước này chính thức khởi kiện Trung Quốc theo thủ tục trọng tài Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) từ ngày 22/1/2013, nhằm giải quyết mâu thuẫn liên quan đến yêu sách "đường 9 đoạn", cách giải thích cũng như thực thi UNCLOS.

Phụ lục VII cũng quy định trong trường hợp một bên không tham gia vào quá trình tố tụng, Tòa Trọng tài phải chắc chắn rằng Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế. Theo quy định, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII có thẩm quyền giải quyết về việc liên quan hay áp dụng giải thích Công ước Luật biển sau khi các bên đã đáp ứng yêu cầu về thủ tục được đưa ra trong Công ước. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến chủ quyền, phân định ranh giới các vùng biển hay danh nghĩa lịch sử.

TS Phạm Lan Dung – giảng viên khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao lý giải: "Trước khi xem xét vụ kiện, việc đưa ra quyết định về thẩm quyền là việc tối quan trọng và là việc đầu tiên cần làm. Tòa đã xem xét vấn đề này một cách rất kỹ lưỡng, tính đến yếu tố lập luận của các bên từ các góc độ khác nhau. Tòa đưa ra vấn đề có thẩm quyền với các quy chế pháp lý của các thực thể. Liên quan đến các hành vi của Trung Quốc đối với Philippines ở bãi Scarborough, Tòa cũng phải xác định trước vùng này không chồng lấn với các vùng biển nào khác. Vì thế, Tòa không phải xử lý vấn đề phân định biển".


TS Phạm Lan Dung – giảng viên khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao

TS Phạm Lan Dung – giảng viên khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao

"Liên quan đến vấn đề đường 9 đoạn, đó là vấn đề khó khăn và phức tạp nhất nên Tòa phải kéo dài đến giai đoạn 2 mới đưa ra kết luận về vấn đề này. Tòa lập luận rằng, đây không phải là vấn đề chủ quyền hay phân định biển mà đây là vấn đề liên quan đến việc xác định giữa các quy định của Công ước và các quyền lịch sử. Từ đó, Tòa thấy có thẩm quyền về đường lưỡi bò", TS Phạm Lan Dung nhấn mạnh.

Cũng theo TS Lan Dung, về mặt nguyên tắc, phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế và Tòa Trọng tài là trung thẩm và đều có giá trị ràng buộc các bên trong tranh chấp. Tuy nhiên, Tòa không đưa ra kết luận các thực thể thuộc quốc gia nào nên không ảnh hưởng đến các yêu sách chủ quyền của các bên trong tranh chấp, nhưng lại ảnh hưởng đến các vấn đề khác trong tranh chấp. Cụ thể, từ góc độ pháp lý quốc tế, phán quyết của Tòa được coi là án lệ, là nguồn bổ trợ để giúp xác định các nguồn chính thức. Còn ở góc độ thực tiễn, phán quyết của Tòa giúp các bên định hướng để điều chỉnh hành vi cho phù hợp.

Để lắng nghe những phân tích cụ thể của TS Phạm Lan Dung về vấn đề này, mời quý vị theo dõi qua video dưới đây:

Tính pháp lý của phán quyết vụ kiện Philippines - Trung Quốc về Biển Đông Tính pháp lý của phán quyết vụ kiện Philippines - Trung Quốc về Biển Đông

VTV.vn - Theo các chuyên gia, phán quyết của Tòa trọng tài vụ kiện Philippines - Trung Quốc có thể trở thành tiền lệ pháp lý để giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước