Vì sao GrabTaxi chỉ áp dụng thí điểm trong 5 tỉnh thành?

VĐHN-Thứ năm, ngày 28/01/2016 06:32 GMT+7

VTV.vn - Ông Trần Bảo Ngọc - Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT đã lý giải cụ thể về việc chỉ thí điểm sử dụng dịch vụ GrapTaxi ở 5 tỉnh, thành phố.

Ngày 26/1 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã chính thức cho phép triển khai thí điểm dịch vụ GrabTaxi tại 5 tỉnh thành phố là Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và TP.Hồ Chí Minh. Như vậy, sau rất nhiều tranh cãi, dịch vụ này cũng đã được cho áp dụng thí điểm một cách hợp pháp. Hiểu một cách nôm na là dịch vụ này sử dụng nền tảng công nghệ để kết nối với nhau kinh doanh dịch vụ vận tải. Dịch vụ này đã được triển khai gần một năm qua mặc dù chưa chính thức nhưng cũng thu hút một lượng khách hàng không nhỏ.

Tuy nhiên, nhiều người còn cho rằng GrabTaxi tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Nhưng thực tế, người dân lại rất hài lòng vì giá thành GrabTaxi rẻ hơn giá của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải không áp dụng hình thức này.

Lý giải rõ hơn về vấn đề này, ông Trần Bảo Ngọc - Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho biết: "Bản chất của GrabTaxi là một phần mềm kết nối nhanh chứ không sở hữu taxi và sử dụng taxi đi đưa đón khách. Chúng ta phải hiểu thực chất vấn đề ở đây là GrabTaxi làm công việc thay cho tổng đài kết nối".

"Thực ra GrabTaxi không tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng bởi vì các điều kiện được áp dụng đều giống với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trước đây. Tức là GrabTaxi phải đưa các phần mềm áp dụng của mình vào các đơn vị hành khách kinh doanh theo hợp đồng đã có giấy phép kinh doanh của Sở Giao thông Vận tải cấp. Các xe đó phải được kiểm tra về chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường và phải được dán phù hiệu xe. Đồng thời lái xe cũng phải đảm bảo các yếu tố về sức khỏe, bằng cấp và đã được tập huấn" - ông Trần Bảo Ngọc nói thêm.


Ông Trần Bảo Ngọc - Vụ trưởng vụ Vận tải, Bộ Giao thông vận tải chia sẻ trong chương trình Vấn đề hôm nay.

Ông Trần Bảo Ngọc - Vụ trưởng vụ Vận tải, Bộ Giao thông vận tải chia sẻ trong chương trình Vấn đề hôm nay.

Bên cạnh đó, ông Trần Bảo Ngọc cũng cho biết lý do dịch vụ GrabTaxi chỉ áp dụng thí điểm cho 5 tỉnh là vì hành lang pháp lý vẫn còn nhiều bất cập. Ông nói: "Mặc dù ứng dụng dịch vụ GrabTaxi mang lại hiệu quả rất tốt cho đơn vị vận tải và người dân nhưng đồng thời nó cũng có những bất cập. Như chúng ta đã biết, trong điều kiện kinh doanh vận tải chưa có hình thức ký kết hợp đồng bằng thông điệp điện tử mà chỉ có ký kết hợp đồng bằng văn bản, để tạo ra khuôn khổ pháp lý, đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phù hợp với các điều kiện hiện nay là cả một quá trình. Trước mắt dịch vụ GrabTaxi sẽ áp dụng thí điểm 5 thành phố".

Người tiêu dùng luôn mong giá cước vận tải thấp, sử dụng dịch vụ tiện lợi hơn nhưng ở góc độ quản lý nhà nước, việc đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Nếu một doanh nghiệp không chịu những chi phí bắt buộc như doanh nghiệp khác và vì thế mà giá rẻ hơn thì cũng không phải là điều đáng khuyến khích. Ngược lại, một doanh nghiệp ko biết quản lý hoặc tốn quá nhiều chi phí không cần thiết khiến giá cước bị đội lên cũng cần phải bị đào thải hoặc tái cơ cấu. Tuy nhiên, phải nói rằng việc cho thí điểm GrabTaxi sẽ tạo ra sự cạnh tranh. nhưng đó là sự cạnh tranh lành mạnh và cả người dân cùng doanh nghiệp đều có thể chấp nhận được.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước