Theo Tổng cục Thống kê, năm 2014, cả nước có 830.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, trong đó chỉ có khoảng 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, với tỷ lệ tồn tại trên 60% - cao hơn ở Mỹ, châu Âu và chỉ thấp chút ít so với Anh. Tuy nhiên có tới 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có dưới... 50 lao động.
Trong 8 tháng đầu năm 2015, cả nước có trên 61.000 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký trên 376.000 tỷ đồng. Tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm của các doanh nghiệp gần 858.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng trong 8 tháng đầu năm, cả nước có trên 6.200 doanh nghiệp giải thể. Trên 39.000 doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động.
Trong khi đó, có trên 11.300 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Đây là con số đáng khích lệ cho thấy tín hiệu tốt của nền kinh tế.
Ai cũng hiểu cơ chế càng thông thoáng, luật pháp càng rõ ràng thì càng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy doanh nghiệp mới ra đời. Trước cánh cửa hội nhập với các hiệp định thương mại thế hệ mới đã và sẽ được ký kết, Việt Nam cần bao nhiêu doanh nghiệp để có thể tận dụng được cơ hội đó? Làm gì để khuyến khích thành lập doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp làm ăn hiệu quả trước cánh cửa hội nhập đang rất rộng mở nhưng cũng đầy thử thách?
Trong chương trình Vấn đề hôm nay, phóng viên VTV có cuộc trao đổi với ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) xung quanh những câu hỏi trên.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!