Các bảo tàng sẽ đổi mới một cách thiết thực để đến gần với công chúng

Minh Đức-Thứ sáu, ngày 23/10/2015 20:17 GMT+7

VTV.vn - Bên cạnh các hoạt động xây dựng hiện vật, giáo dục, trình diễn văn hóa phi vật thể, các bảo tàng sẽ đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, thiết thực và gần gũi hơn với công chúng.

Sáng 23/10, Hội thảo Bảo tàng - Cộng đồng: Quan niệm và cách tiếp cận đã diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều nhà khoa học và nghiên cứu. Sự kiện diễn ra nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm, gợi mở những ý tưởng mới, cách làm hay để tạo thêm động lực thúc đẩy hoạt động của các bảo tàng trong nước, có thêm những bước phát triển mới nhằm thu hút đông đảo công chúng đến tham quan.


Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học - nghiên cứu, những người làm công tác quản lý văn hóa trên cả nước

Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học - nghiên cứu, những người làm công tác quản lý văn hóa trên cả nước

Hiện nay, hoạt động bảo tàng ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Nhiều bảo tàng được mở ra và trở thành điểm sáng văn hóa, hấp dẫn khách du lịch như Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia... Nhiều bảo tàng đã có những trưng bày chuyên đề hoặc nhất thời đi vào nội dung cụ thể, chuyên sâu, phản ánh hơi thở của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa, lịch sử của công chúng và khách du lịch. Nhiều bảo tàng cũng đã sử dụng công nghệ thông tin nhằm kết nối với cộng đồng.


PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc tham dự hội thảo, đưa ra nhiều kinh nghiệm về công tác quản lý và hoạt động bảo tàng

PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc tham dự hội thảo, đưa ra nhiều kinh nghiệm về công tác quản lý và hoạt động bảo tàng

Tại buổi hội thảo, có 54 bản tham luận của các nhà nghiên cứu, giảng dạy thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan quản lý văn hóa và những người làm công tác bảo tàng gửi về từ khắp cả nước. Các bản tham luận đều tập trung vào 4 chủ đề chính là nghiên cứu – sưu tầm; xây dựng bộ sưu tập hiện vật; xây dựng và tổ chức thực hiện trưng bày; hoạt động giáo dục; trình diễn văn hóa phi vật thể và cộng đồng trong hoạt động Bảo tàng.


TS. Phạm Văn Dương - Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học phát biểu tại buổi hội thảo

TS. Phạm Văn Dương - Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học phát biểu tại buổi hội thảo

Buổi hội thảo còn chia sẻ nhiều kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm hoạt động, làm rõ những hạn chế, bất cập và xác định những thách thức mà các bảo tàng trong nước đang phải đối mặt. Từ những ý kiến của các nhà nghiên cứu - khoa học, hội thảo đã chỉ ra được nguyên nhân và đưa ra phương hướng để các bảo tàng đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, thiết thực và gần gũi hơn với công chúng.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước