Ra mắt vào ngày 17/9 với sự góp mặt của 100 thí sinh ở nhiều đẳng cấp khác nhau từ các đầu bếp đạt chứng nhận sao Michelin đến các đầu bếp trong trường học. Nhà sản xuất đã khéo léo lựa chọn những gương mặt đình đám trong giới ẩm thực để thu hút sự chú ý ngay từ khi chưa ra mắt. "Họ thực sự không có lý do gì để tham gia chương trình của chúng tôi ngoài mong muốn có thể làm điều gì đó cho ngành công nghiệp nhà hàng đang gặp rất nhều khó khăn", nhà sản xuất Kim Hak Min chia sẻ.
Culinary Class Wars không chỉ quảng bá sự đa dạng của ẩm thực Hàn Quốc ra toàn cầu mà còn góp phần giúp hồi sinh ngành công nghiệp nhà hàng đang gặp khó khăn của đất nước này. Năm ngoái, tổng khối lượng giao dịch của ngành nhà hàng tại Hàn Quốc tăng 3,6%, chỉ bằng một nửa mức tăng trưởng trung bình trên toàn cầu là 7,8%.
Chương trình không chỉ được yêu thích trên toàn cầu mà còn mang lại những tác động tích cực với ngành công nghiệp nhà hàng (Ảnh: zaapzee)
Thành công của Culinary Class Wars đã thổi một luồng sinh khí mới vào bối cảnh kinh doanh nhà hàng vốn đang rất ảm đạm. Các nền tảng GPS và nhà hàng đã nhanh chóng biên soạn một danh sách riêng cho phép người dùng dễ dàng tham khảo và đặt chỗ. Kakao Map cho biết, danh sách đã được 55.000 người xem và 34.000 người đã lưu chỉ sau 12h ra mắt.
Đầu bếp nổi tiếng Edward Kwon không tỏ ra quá lạc quan về điều này. "Chương trình đã tạo ra một tia lửa đủ sức để thắp lên một ngọn nến nhưng với tình hình kinh tế như hiện nay rất khó để dự đoán liệu nó có đủ sức thổi bùng lên một ngọn lửa lớn hay không".
Edward Kwon là bếp trường của nhà hàng LAB XXIV tại Busan, nằm trong danh sách 1.000 nhà hàng hàng đầu thế giới theo bình chọn của Cẩm nang ẩm thực toàn cầu La Liste 2023.
Nếu Culinary Class Wars được phát sóng trong bối cảnh nền kinh tế ổn định hơn thì chắc chắn nó sẽ có những tác động mạnh mẽ hơn đến nền công nghiệp nhà hàng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!