Có nhiều hoạt động được người Việt làm vào cuối năm, trong đó phong tục đi lễ chùa được nhiều dân thực hành. Dân gian có câu "đất vua, chùa làng, phong cảnh vụn", văn hóa Phật giáo rất gần gũi với người dân Việt. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, chùa được xây dựng ở khắp mọi người. Hầu như không làng quê nào không có chùa thờ Phật. Đi chùa đầu năm cũng là chủ đề được chiêm nghiệm trong chương trình Góc nhìn văn hóa phát sóng ngày 19/1.
Chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là nơi mỗi người dân đến rèn luyện thân tâm, qua những việc làm công quả mỗi dịp cuối năm tại đây. Trong tâm thức của người Việt, đi chùa đầu năm hay cuối năm đều gửi gắm những ước nguyện cho một năm bình an, sức khỏe. Tới chốn linh thiêng để nhìn lại một năm đã qua, tự soi lại mình, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn, cảm tạ tới các bậc hiền nhân. Nhiều người Việt đi lễ chùa cuối năm với mong muốn tìm được sự bình an, gạt bỏ muộn phiền, lo âu của năm cuối và cầu mong may mắn, hạnh phúc trong năm mới.
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý ở các di tích. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đề nghị không đốt vàng mã tại các chùa. Bên cạnh văn bản chỉ đạo hay nỗ lực của các địa phương, chính ý thức của người dân mới tạo ra môi trường văn hóa, văn minh tại những chốn linh thiêng. Việc đi lễ đền chùa không chỉ giúp cho người dân hiểu về văn hóa, lịch sử dân tộc, thể hiện lòng thành ghi nhớ công ơn của ông bà tổ tiên mà còn hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Do đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức khi đi lễ đền chùa, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng.
Tết đến, Xuân về lòng người hân hoan, háo hức chờ đợi thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Sau hơn 2 năm dịch bệnh, cuộc sống trở lại bình thường. Mỗi người càng trân quý hơn mỗi giây phút bình an. Chữ an, chữ phúc chỉ có được khi mỗi ngày sống tốt, làm điều thiện và gieo hạnh phúc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!