Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng"

Thuý Hiền-Thứ hai, ngày 22/05/2023 14:42 GMT+7

VTV.vn - Triển lãm nhằm giới thiệu tới công chúng trong nước và bạn bè quốc tế sưu tập hiện vật gốm Bát Tràng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20 độc đáo, đặc sắc.

Theo sử liệu thành văn, vùng đất Bát Tràng có tên là xã Bát, lần đầu tiên được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư năm 1352. Thế kỷ 15, tên xã Bát Tràng xuất hiện và được ghi nhận là một làng gốm nổi tiếng, sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1380 - 1442) chép: "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén".

Triển lãm trưng bày gồm 4 phần: Lịch sử hình thành, Gốm Bát Tràng thế kỷ 14, Gốm Bát Tràng thế kỷ 15-18, Gốm Bát Tràng thế kỷ 19-20.

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 1.

Kết quả khai quật khảo cổ học các năm 2001 - 2003 của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học và các cơ quan nghiên cứu tại di tích Kim Lan - một xã liền kề phía Nam xã Bát Tràng đã phát hiện di tích, di vật có niên đại kéo dài từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 19 - 20, đặc biệt là các tầng văn hoá có niên đại thế kỷ 9 - 10 và thế kỷ 13 - 14, trong đó, số lượng lớn các di vật là đồ gia dụng như bát, đĩa, âu, ống nhổ... tập trung ở các dòng men đặc trưng thời Trần giống sưu tập gốm men đã biết ở Đa Tốn.

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, còn có các di vật phản ánh kỹ thuật sản xuất gốm tại chỗ như bao nung, con kê, đồ phế phẩm, cục làm men… cho thấy nơi đây là một vùng sản xuất gốm cổ có quy mô lớn. Đến những năm 1958, khu vực này mới được chia tách làm hai bởi công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải.

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 3.

Các hiện vật mảnh bao nung, con kê, cục nguyên liệu làm men, mảnh bát bị sống men tìm được trong địa tầng hố khai quật di chỉ Kim Lan năm 2003

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 4.

Sưu tập các mảnh gốm thế kỷ 14 như men trắng, men ngọc, men nâu,...

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 5.

Lư hương hoa lam, đắp nổi hình rồng, thế kỷ 17

Gốm Bát Tràng thế kỷ 15 – 18 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giao lưu thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Đồ gốm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, tạo điều kiện cho nghề sản xuất gốm ở Việt Nam nói chung và Bát Tràng nói riêng, phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng, trở thành trung tâm sản xuất mang tính chuyên môn hoá với nhiều chủng loại đồ gốm đạt đến trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao.

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 6.

Bát hoa lam vẽ rồng, phượng và hoa cúc, thế kỷ 15

Từ thế kỷ 18, tình hình quốc tế, khu vực và trong nước có nhiều biến động, quan hệ ngoại thương của Việt Nam giảm sút. Thị hiếu của giới thượng lưu chuyển sang đồ gốm sứ Trung Quốc. Do vậy, đồ gốm Bát Tràng thời kỳ này bên cạnh các đề tài truyền thống còn thấy xuất hiện các đề tài du nhập từ bên ngoài theo các điển tích Trung Hoa như: "Ngư ông đắc lợi", "Tô Vũ chăn dê", "Tam quốc chí", "Bát tiên quá hải", "Long Mã - Hà Đồ, Thần Quy - Lạc Thư"…

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 7.

Phần dưới lư hương hoa lam, cuối thế kỷ 16

Tuy nhiên, việc thể hiện các đề tài theo các thủ pháp truyền thống, bằng sự sáng tạo của mình những người thợ gốm Bát Tràng đã đạt được hiệu quả riêng biệt. Bát Tràng là một trong số ít các trung tâm sản xuất gốm truyền thống vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay.

Một số hình ảnh khác tại triển lãm:

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 8.

(1) phần dưới lư hương hoa lam, đắp nổi cánh sen trang trí hình rồng phượng; (2),(3) lư hương hoa lam đắp nổi hình rồng, hổ phù

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 9.

(1),(3) cặp chân đèn đế tượng nghê men trắng ngà, thế kỷ 17

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 10.

Lư hương men trắng ngà và xanh rêu

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 11.

Đỉnh men rạn và cặp chân đèn men rạn trang trí đắp nổi hình rồng, nghê, hổ phù

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 12.

Mô hình nhà men trắng ngà, xanh rêu và nâu, thế kỷ 17

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 13.

(1) Hũ men rạn vẽ lam, đề tài sơn thủy, thế kỷ 19; (2) Bình vôi vẽ lam, đề tài hoa lá, thế kỷ 19

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 14.

Khu vực trưng bày gốm Bát Tràng thế kỷ 19-20

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 15.

Lọ men rạn vẽ nhiều màu, đề tài: "Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi", thế kỷ 19

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 16.

Hũ men rạn vẽ lam, đề tài Tứ quân tử (Mai, Lan, Trúc, Cúc)

Khám phá triển lãm “Gốm cổ Bát Tràng - Ảnh 17.

Thông qua trưng bày chuyên đề "Gốm cổ Bát Tràng", Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mong muốn giới thiệu tới công chúng trong và ngoài nước một bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật cao. Từ đó, giúp công chúng hiểu sâu sắc, trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc.

Trưng bày đến tháng 9/2023 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

Thế kỷ 20

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước