Phát triển công nghiệp âm nhạc: Cây hái ra tiền cho văn hóa

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 20/12/2023 14:26 GMT+7

VTV.vn - Để phát triển công nghiệp âm nhạc cần hiện thực hóa chính sách thúc đẩy và nhìn nhận các sự kiện âm nhạc như một đòn bẩy kinh tế.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Việt Nam liên tục trở thành điểm đến của nhiều nghệ sĩ quốc tế, như Maroon5, Westlife, PLACKINK, Super Junior… Hàng chục buổi biểu diễn của các ngôi sao ca nhạc đình đám thế giới trong năm 2023 đã khiến Việt Nam dần có tên trong "bữa tiệc" âm nhạc đẳng cấp thế giới.

Thành công của các sự kiện này phần nào cho thấy Việt Nam đã sẵn sàng hơn trong việc chào đón các ngôi sao quốc tế hàng đầu tới biểu diễn, bước đầu xây dựng nền tảng để đẩy mạnh phát triển nền công nghiệp âm nhạc, một lĩnh vực mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.

"Có một sự dịch chuyển của những người trẻ, họ được đào tạo tương đối bài bản từ nước ngoài về sản xuất sự kiện liên quan âm nhạc như thế nào. Nên nhân rộng nhiều hơn những nhà sản xuất, đơn vị tổ chức sự kiện theo hướng đó", PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia chia sẻ.

Tầng lớp trung lưu của Việt Nam tăng tới 26% vào năm 2026, việc khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ, bỏ ra vài triệu đồng mua vé thưởng thức sẽ ngày càng thường xuyên. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn của thị trưởng Việt Nam và dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Điển hình như sự kiện âm nhạc của nhóm PLACKPINK đã thu hút gần 70.000 khán giả Việt Nam, thu hơn 333,4 tỷ đồng, cao gấp 3 lần show diễn ở Soul, Hàn Quốc.

Dư địa phát triển nghệ thuật biểu diễn tại Việt Nam là rất lớn. Để ngành này thực sự hái ra tiền, điều cần làm là nhìn thẳng vào những vướng mắc, đặc biệt là nút thắt về hạ tầng, chuỗi cung ứng dịch vụ một cách chuyên nghiệp.

Tại Hàn Quốc, cứ 1 tỷ USD xuất khẩu sản phẩm âm nhạc sẽ thúc đẩy 2 tỷ USD các sản phẩm liên quan, từ thời trang, mỹ phẩm đến đồ ăn. Các chuyên gia cho rằng để tạo đà phát triển công nghiệp âm nhạc cần hiện thực hóa các cơ chế chính sách phát triển và nhìn nhận các sự kiện âm nhạc như một đòn bẩy kinh tế cho các địa phương, không đơn thuần chỉ là chương trình văn nghệ quy mô lớn.

Một số sản phẩm công nghiệp âm nhạc có thể kể đến như Liên hoan âm nhạc quốc tế Gió Mùa được xây dựng thành thương hiệu của Hà Nội, Lễ hội âm nhạc quốc tế Hozo cũng được thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thường niên… Năm 2023, UNESCO cũng đã ghi danh thành phố Đà Lạt vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc. Những vấn đề trong phát triển công nghiệp âm nhạc sẽ được bàn thảo trong Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa lần đầu tiên do Bộ VHTT-DL tổ chức vào ngày 24/12.

Ngành công nghiệp âm nhạc Mỹ với K-pop: Sự kết hợp giữa thừa nhận và kiềm chế? Ngành công nghiệp âm nhạc Mỹ với K-pop: Sự kết hợp giữa thừa nhận và kiềm chế?

VTV.vn - Mặc dù đã nỗ lực giành giải Grammy trong 4 năm liên tiếp nhưng nhóm nhạc BTS đã không thể giành được bất kỳ giải thưởng nào mà họ nhận được đề cử tại giải thưởng này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước