Bộ phim Ký sinh trùng của Hàn Quốc làm nên lịch sử, thắng lớn tại lễ trao giải Oscar. Đây là bộ phim không tiếng Anh đầu tiên giành giải "Phim xuất sắc nhất".
Tại Hàn Quốc, người ta có một định nghĩa là thìa vàng, thìa bạc - chỉ những cấp bậc trong xã hội. Thấp nhất là thìa bẩn - những người sinh ra trong gia đình thu nhập thấp và gần như không có cơ hội bứt phá. Phim phản ánh tương đối thật về những chiếc thìa bẩn trong xã hội Hàn Quốc.
Trong phim, Kim Jae-hoon chuẩn bị đồ ăn cho cả ngày. Bữa sáng là ngũ cốc với sữa, bữa trưa là cơm với trứng với rau. Mỗi bữa không quá 10.000 đồng. Xong xuôi, anh Kim quay lại căn phòng rộng chừng 6m2 của mình để ăn sáng, mặc quần áo, chuẩn bị đi học. Phòng này giá thuê khoảng 5 triệu đồng/tháng. Loại chỗ ở này rất phổ biến trong giới sinh viên nghèo, nhân viên thu nhập thấp.
Tầng lớp này người ta được gọi là thìa đất hay thìa bẩn, thứ hạng thấp nhất trong cái bảng xếp hạng không chính thức mà người Hàn Quốc tự đặt ra dựa theo tiền tài và địa vị xã hội. Cao nhất là những chiếc thìa vàng. Sự phân bậc này phản ánh khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng được nới rộng ở Hàn Quốc. Theo số liệu chính thức, cách đây 5 năm, thu nhập của nhóm top đầu cao hơn nhóm cuối 4,9 lần. Bây giờ đã là 5,5 lần.
Anh Kim từng vô cùng lạc quan, nuôi hoài bão như bao thanh niên trẻ khác là cứ làm việc chăm chỉ thì sự nghiệp sẽ tới. Sau khi scandal tham nhũng của Bộ trưởng Tư pháp Cho Kuk của nước này bị phanh phui, ông này chạy cho con gái vào học ở Đại học Y khoa Hàn Quốc, anh Kim không còn tin vào sự công bằng nữa vì cố gắng thôi là không đủ.
Vụ bê bối này đã kích động rất nhiều sinh viên, lao động trẻ ở Hàn Quốc. Họ tuần hành yêu cầu chính phủ cần phải làm nhiều hơn để đảm bảo những cơ hội phát triển công bằng cho tất cả mọi người. Tổng thống Moon Jae in đã chính thức thừa nhận vấn đề bất bình đẳng cần có nhiều sự chú ý hơn.
Trong một cuộc khảo sát của công ty tuyển dụng Saramin nổi tiếng ở Hàn Quốc, 3/4 người dân Hàn Quốc cũng đồng ý với quan điểm tiền bạc, địa vị của bố mẹ sẽ quyết định sự thành công của con gái về sau.
Chính vì thế, những món quà như là chiếc thìa bằng vàng 24 carat cũng đang dần phổ biến hơn. Người ta thường tặng các cặp vợ chồng mới có con với hi vọng là các cháu lớn lên sẽ có đường công danh suôn sẻ, tiền tài dồi dào.
Nhiều người phản đối sự bất bình đẳng nhưng trong thâm tâm, bất cứ ai cũng muốn con cái mình lớn lên có được sự ưu tiên nhất định so với xã hội.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!