VIY - Vùng đất Quỷ: Hổ lốn và nhạt toẹt

Minh Nguyễn-Thứ năm, ngày 04/09/2014 15:56 GMT+7

VIY - Vùng đất Quỷ là một tác phẩm hổ lốn khó nuốt.

Một chút kinh dị, một chút kì bí, một chúc hài hước và một chút lãng mạng nhưng… không “đến nơi, đến chốn” khiến VIY – Vùng đất Quỷ trở thành món lẩu hổ lốn khó nuốt trôi.

Kịch bản “hiểu chết liền”

Được tung hô là một trong những tác phẩm thành công nhất của điện ảnh Nga thời gian gần đây khi đem về hơn 17 triệu USD doanh thu phòng vé sau chỉ một tuần ra rạp, tuy nhiên, trải nghiệm bộ phim này tại Việt nam, có thể thấy, về mặt kịch bản, VIY – Vùng đất Quỷ đã thất bại “toàn tập”.

Nếu người xem Vùng đất Quỷ rời rạp với tâm trạng hoang mang không hiểu mình vừa theo dõi bộ phim gì, đừng lo, bởi không ít người có chung cảm nhận như vậy!

Nếu người xem Vùng đất Quỷ rời rạp với tâm trạng hoang mang không hiểu mình vừa theo dõi bộ phim gì, đừng lo, bởi không ít người có chung cảm nhận như vậy!

Bộ phim kể về một nhà khoa học địa lý bắt đầu cuộc hành trình để vẽ bản đồ từ Tây Âu sang Đông Âu và bất ngờ bị lạc vào một ngôi làng vô danh thuộc địa phận Ukraine. Và những chuyện bi hài bắt đầu xảy ra từ đây.

Dễ nhận thấy, thực trong hư, hư trong thực là những gì mà nhà sản xuất cố lồng ghép nhằm làm tăng tính kinh dị kỳ bí cho bộ phim VIY – Vùng đất Quỷ. Tuy nhiên, dường như nó đã quá “kỳ bí” so với tư duy của một người xem phim bình thường.

Câu chuyện mở ra, khép lại rồi lại quay ngược trở lại quá khứ hay lồng ghép những chi tiết kinh dị một cách không rõ ràng, không đầu cuối, không nút thắt, không lời giải thích… khiến người xem thực sự bị loạn trong việc xử lý thông tin. Không ít người rời rạp với vẻ ngơ ngác không hiểu mình vừa xem phim gì và nội dung của nó thực sự ra sao.

Bên cạnh đó, dù quy tụ được dàn sao tương đối có tên tuổi như Jason Flemyng, Charles Dance, Anna Churina, Aleksey Chadov, Agniya Ditkovskite… song thực sự chẳng ai để lại được bất cứ dấu ấn nào trong phim. Trong khi những nhân vật chính chẳng được khắc họa những nét tính cách nào thực sự rõ ràng (ví dụ như nhân vật phản diện trong phim), một số nhân vật phụ, ít liên quan đến mạch truyện lại liên tục tiêu tốn một vài phân đoạn.

VIY trở nên hổ lốn và khó nuốt trôi như vậy, có lẽ một phần cũng bởi khâu kiểm duyệt kịch bản. Một số cảnh phim đã bị cắt ghép một cách khá lộ liễu, khiến bộ phim trở nên giật cục, thiếu mạch lạc. Không rõ tại Nga, VIY thành công đến đâu, tuy nhiên, khi công chiếu tại Việt Nam, bộ phim thực sự là một tác phẩm tệ hại, không đáng xem nếu thực sự người đến rạp không phải những “tỷ phú thời gian”.

Kỹ xảo “hạng 2”

Đối với một bộ phim kinh dị, ngoài yếu tố kịch bản, kỹ xảo cũng là một yếu tố đặc biệt quan trọng và có thể quyết định tới sự thành công của bộ phim. VIY – rõ ràng kịch bản không thể gọi là hay nếu không muốn khắt khe và chê là dở - cũng chẳng có được những kỹ xảo thực sự tinh tế.

Dễ nhận thấy, kỹ xảo trong phim vẫn còn khoảng cách so với những bộ phim bom tấn Hollywood. Không quá tệ xong cũng không có gì thực sự đặc sắc khiến danh xưng “bộ phim kinh dị rùng rợn nhất tháng 9” mà nhà phát hành tại Việt nam quảng cáo cho VIY dường như vẫn chưa xứng tầm. Bộ phim thuộc loại kinh dị, rùng rợn, được sản xuất trên định dạng 3D song lại thiếu đi những yếu tố kích thích thị giác mạnh. Bên cạnh đó, phần nhạc nền và tiếng động cũng không để lại ấn tượng.

Lời kết:

Để so sánh trên mặt bằng chung những bộ phim ra rạp tại Việt Nam cùng thời điểm đầu tháng 9 này, VIY dường như đang tỏ ra thiếu nổi bật. Song nếu là một “tỷ phú thời gian” và thực sự muốn “giết” bớt vài giờ đồng hồ mà không quan tâm lắm tới kịch bản hay kỹ xảo của một bộ phim, VIY có thể... chấp nhận được!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước