Xiếc “ Làng tôi”, thông điệp của tâm hồn Việt

Thu Trang-Thứ hai, ngày 16/12/2013 17:38 GMT+7

 Làng tôi với 14 nghệ sĩ xiếc Việt Nam, cùng đạo cụ là cây tre, đã có những chuyến lưu diễn tới nhiều nơi trên thế giới để gửi thông điệp của tâm hồn Việt, nông thôn Việt.

Vở diễn được thực hiện dưới ánh sáng và âm nhạc dân gian nhằm tái hiện cuộc sống nông thôn Việt Nam. Trên nền nhạc, kèm theo những tiếng tre gõ lách cách chúng ta sẽ được thấy một góc sinh hoạt làng xã của nông thôn Bắc Bộ. Đó là những nghệ sĩ xiếc biểu diễn các động tác uốn dẻo, nhảy cầu, thực hiện các vũ điệu xiếc với những thanh tre. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử sân khẩu có một vở diễn lớn như vậy nhằm thể hiện văn hóa Việt qua cây tre.

Với Làng tôi khán giả sẽ thấy làng quê Bắc Bộ được dựng lên một cách sống động và chân thực, chắc hẳn nhiều người không khỏi xúc động khi những khung cảnh, tính cách và con người được tái hiện trên sân khấu có bóng dáng của ông bà, cha mẹ hay chính mình trong ấy.

Xiếc tre là một kiểu xiếc mới ở cả Việt Nam và thế giới. Lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam vào năm 2005, mô hình xiếc tre tạm ngừng để xây dựng và hoàn thiện về mặt ý tưởng, nội dung. Năm 2009, vở xiếc tre với tên gọi Làng tôi lần đầu tiên được công diễn tại Pháp gây sự chú ý đặc biệt. Kể từ đó, Làng tôi có hơn ba năm “chu du” nước ngoài, với hàng trăm đêm diễn cháy vé.

Đạo diễn Tuấn Lê chia sẻ, khi diễn ở nước ngoài, đoàn xiếc gặp không ít khó khăn do bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa. Nhưng các bạn quốc tế xem đều hiểu hết và cảm nhận những ý đồ của vở diễn. Chứng tỏ Làng tôi đã đi tới tâm hồn của họ không cần qua ngôn ngữ. Đó chính là nhờ sân khấu nhạc cộng với vũ điệu xiếc và những đạo cụ thân tre tạo nên một bản Giao Hưởng bằng hình ảnh mô tả nông thôn Việt Nam.

Xiếc Làng tôi sẽ tái ngộ khán giả Thủ đô vào lúc 20h ngày 20-21/12 tại Nhà hát Kim Mã.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước