Giúp người dân được theo dõi toàn diện, liên tục, cả khi bệnh lẫn khi khỏe mạnh và giúp giảm quá tải bệnh viện. Đó là lợi ích của mô hình bác sĩ gia đình. Hoạt động dưới các hình thức như trung tâm bác sĩ gia đình, phòng khám hoặc trạm y tế có hoạt động bác sĩ gia đình nhưng sau 6 năm triển khai tại 8 tỉnh, thành phố, mô hình này vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
BV Đại học Y Dược Cần Thơ là đơn vị đầu tiên thực hiện mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Cần Thơ từ 5 năm trước. Phòng khám tiếp nhận bệnh nhân khám tổng quát, tầm soát bệnh và điều trị các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường… Điều khác biệt ở đây là bệnh nhân nhận được sự tư vấn kỹ càng, toàn diện, từ dùng thuốc đến dinh dưỡng, tập luyện.
Người đến khám được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe điện tử. Tuy nhiên, phần mềm chưa liên thông nên khi họ khám ở nơi khác thì không có thông tin cập nhật. Hiện, bệnh án điện tử vẫn đang được hoàn thiện để kết nối, theo dõi bệnh nhân tốt hơn.
Phòng khám chưa có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà nhưng tại một số trạm y tế xã phải nỗ lực thực hiện mới thu hút được người dân tham gia.
Trạm Y tế xã Tân Hội, huyện Đan Phượng là một trong số hơn 100 trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám triển khai theo mô hình bác sĩ gia đình. Là mô hình điểm, trạm có hơn 450 danh mục kỹ thuật vượt tuyến với các bác sĩ tuyến trên về khám chữa tại trạm nhưng vẫn phải chịu thanh toán 70% theo danh mục kỹ thuật của trạm chứ không được 100% như khi bác sĩ làm ở tuyến trên.
Đồng thời, với khắc phục một số khó khăn đang tồn tại, điều quan trọng còn là tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích mà mô hình bác sĩ gia đình. Đó là chăm sóc sức khỏe lâu dài, liên tục, có tính cộng đồng cao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!