Giá rẻ, góp phần giảm ùn tắc giao thông nhưng xe bus vẫn bị người dân thờ ơ. Càng ít người đi, doanh thu giảm, khiến số lượng và cả chất lượng xe bus cũng giảm theo. Ít xe phục vụ, tổng lượng khách hàng không thể tăng tạo nên vòng luẩn quẩn khiến bài toán phương tiện công cộng ngày càng nan giải.
Quãng đường dài hơn 20km là một trong những tuyến xe bus đông nhất tại TP.HCM, với lưu lượng khoảng 30.000 lượt người mỗi ngày. Đáng tiếc, con số này đang ngày càng giảm.
An toàn, giá thành rẻ và quan trọng là giảm ùn tắc giao thông cho các đô thị lớn, đó là những lợi ích của xe bus. Thế nhưng, xe bus tại các thành phố, nhất là TP.HCM, đang bị tụt hậu so với các loại hình giao thông khác.
8 tháng đầu năm nay, toàn TP.HCM có khoảng 131 triệu lượt khách đi xe bus, chỉ đạt một nửa kế hoạch. Trong 5 năm qua, lượng khách đi xe bus liên tục giảm trung bình 6,6%/năm. Cũng trong các năm đó, mỗi năm ngân sách TP.HCM phải chi khoảng 1.000 tỷ đồng để trợ giá cho hoạt động xe bus.
Trong khi đó, 7 tháng đầu năm nay, có hơn 300.000 chuyến xe bus chậm trên 15 phút, do ảnh hưởng của các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông. TP.HCM đã giảm 5 tuyến hoạt động kéo theo sản lượng hành khách giảm. Thế nhưng, theo các chuyên gia, để vực dậy xe bus, trợ giá hay mạng lưới xe bus lại không phải là vấn đề đáng bàn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!