Giá trị nhân quyền và dân quyền trong tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh

Thùy Dung - Tiến Vũ (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ sáu, ngày 10/11/2017 08:59 GMT+7

VTV.vn - Sau 71 năm nhìn lại, bản Hiến pháp vẫn vẹn nguyên giá trị thời đại bởi nó đã nói thay cho tiếng lòng của người dân trên khắp cả nước.

Ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên ở Việt Nam đã được thông qua tại Kỳ họp thứ hai, QH khóa I, chứa đựng những giá trị thời đại về nhân quyền và dân quyền trong tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.

Hiến pháp 1946 gồm 7 Chương với 70 Điều, được xây dựng dựa trên tinh thần lấy dân làm gốc, xuất phát từ tình yêu thương, sự tôn trọng và đề cao phẩm giá con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, nhân quyền và dân quyền chính thức được ghi nhận.

Hiến pháp 1946 ra đời trong hoàn cảnh nhà nước Việt Nam non trẻ phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt và nguy cơ Pháp tái xâm lược. Tuy nhiên, quan niệm con người là nhân tố nắm giữ vận mệnh dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ưu tiên đưa vào Hiến pháp nhiều quyền lợi cho người dân trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục. Tư tưởng lập hiến vì quyền con người đã được Hồ Chí Minh luật hóa thành bổn phận, trách nhiệm mà Nhà nước phải thực hiện với mỗi công dân.

Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh hướng đến quyền con người, về một nhà nước của dân, do dân và vì dân đã trở thành linh hồn của Hiến pháp 1946. Sau 71 năm nhìn lại, bản Hiến pháp vẫn vẹn nguyên giá trị thời đại bởi nó đã nói thay cho tiếng lòng của người dân trên khắp cả nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước