Gốm là một trong những hiện vật được tìm thấy nhiều nhất trong đợt khai quật khảo cổ. Theo các nhà nghiên cứu, cách ngày nay hàng ngàn năm đã xuất hiện đồ gốm. Trải qua các thời kỳ, gốm phát triển phong phú cả về chất liệu cũng như hoa văn và gắn bó mật thiết với cuộc sống. Gốm không chỉ là vật dụng quen thuộc trong các gia đình Việt, mà nay còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Bộ sưu tập với hàng chục chiếc bình, lư gốm được nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng Nguyễn Trường đặc biệt trân trọng, ông nâng niu những món đồ như trân trọng những giá trị lịch sử, bởi mỗi chiếc lư mạng đậm dấu ấn văn hóa của các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê, Nguyễn từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20 của dân tộc. Tình yêu của ông đối với gốm cổ Việt xuất phát từ sự đam mê họa tiết, hoa văn mang dấu ấn của từng thời đại.
Qua khai quật các di khảo gốm sứ ở Hoàng thành Thăng Long, hay những con tàu đắm trên vùng biển Việt Nam, các chuyên gia đã tìm thấy đồ gốm với hoa văn hình rồng năm ngón, bình, đĩa gốm hoa lam họa tiết hoa lá, chim muông. Bên cạnh những sản phẩm gốm giản đơn phục vụ cho nhu cầu đời sống thường nhật, gốm cung đình và gốm xuất khẩu phát triển không tách rời khỏi tư tưởng dân dã của nền văn minh lúa nước.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!