ĐBSCL chống xói lở bờ biển sau Nghị quyết 120

Đặng Công (VTV9)Cập nhật 16:28 ngày 18/06/2019

VTV.vn - Tháng 11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Sau gần 2 năm triển khai đã đạt những kết quả tích cực.

Đước, mắm mọc xanh trên vùng bãi bồi của tỉnh Cà Mau. Khó ai ngờ, bờ biển khu vực này trước đây lại là khu vực bị sạt lở nghiêm trọng. Nhờ hệ thống kè biển được xây dựng, sạt lở ở vùng Mũi Cà Mau đã được ngăn chặn.

Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài hơn 770 km, trong đó có 121 km bị xói lở nghiêm trọng. Sau Nghị quyết 120, Chính phủ đã bổ sung thêm 2.500 tỷ đồng nâng kinh phí phòng chống xói lở bờ biển trong vòng 7 năm trở lại đây lên gần 12.000 tỷ đồng. Nhờ đó, những điểm sạt lở nghiêm trọng đã được khắc phục.

Để giảm chi phí, tăng tính hiệu quả cho công trình, các đơn vị chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp mới. Trong đó, Viện khoa học thuỷ lợi miền Nam đã cùng các nhà khoa nước ngoài triển khai nhiều mô hình phòng chống xói lở hiệu quả ở Đồng bằng sông Cửu Long, như kè mềm của GIZ, hệ thống triệt tiêu năng lượng sóng ở bờ biển Tiền Giang.

Đến giữa năm 2019, đã có 65 km kè được xây dựng ở những khu vực bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long. Sau khi sơ kết Nghị quyết 120, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ đạo các đơn vị triển khai nhanh các giải pháp để thi công 56 km kè chống xói lở còn lại./.

Nông nghiệp ĐBSCL chuyển mình với Nghị quyết 120 Nông nghiệp ĐBSCL chuyển mình với Nghị quyết 120

VTV.vn - Ngành Nông nghiệp và nông dân ĐBSCL đã mạnh dạn thay đổi trong sản xuất, thích ứng với điều kiện tự nhiên, nhất là từ khi Nghị quyết 120 đi vào thực tiễn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.