Hiểm họa do tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ

Thanh Tùng, Văn Trọng (VTV9)Cập nhật 06:33 ngày 14/06/2020

VTV.vn - Dù bị cấm, nhưng việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp tục diễn ra nhiều nơi, trong đó có Lâm Đồng.

41 tuổi, anh Đa Gút K’Long, từ một người lành lặn, khỏe mạnh bình thường lại trở thành người tàn tật. Nhặt được quả đạn pháo trong rừng, thay vì giao nộp cho lực lượng chức năng, anh K'Long lại mang về nhà cùng cha dùng vật cứng tác động trực tiếp vào. Quả đạn phát nổ, anh bị cụt cả 2 tay, 1 mắt bị mù và 1 mắt bị mờ. Người cha cũng bị điếc cả 2 tai. Chỉ trong vòng 5 tháng qua, Công an thành phố Đà Lạt và các phường, xã trên địa bàn đã phát hiện 17 vụ, 18 đối tượng vi phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép. Công an đã thu giữ 8 khẩu súng hơi, hàng chục bộ phận phụ kiện súng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ các loại và gần 18kg đạn chì.

Nhiều biện pháp đang được Công an thành phố Đà Lạt triển khai nhằm kiểm soát, ngăn chặn sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép. Ngoài lực lượng công an điều tra, kiểm tra hành chính, xác định tuyến, địa bàn trọng điểm, thì việc phối hợp với chính quyền địa phương, các hội đoàn thể tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền cũng được chú trọng. Nhờ vậy, có 11 khẩu súng các loại, gần 150 vũ khí thô sơ đã được người dân tự nguyện giao nộp cho lực lượng chức năng thành phố Đà Lạt từ đầu năm đến nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.