Vàng bạc, quần áo, giày dép, biệt thự và ô tô... - những gì thể hiện sự giàu có đều hiện diện ở những gian hàng bán vàng mã. Người dân đến đây mua về để đốt cho người đã khuất. Không ai biết rõ vì sao phải làm như thế nhưng hầu như ai cũng cho rằng đây là cách để bày tỏ lòng hiếu kính. Vậy là cứ đến mùa Vu Lan, vàng mã lại trở thành mặt hàng nóng. Những gian hàng vàng mã chẳng lúc nào vắng người mua.
Hoang phí là điều thấy rõ. Nhưng điều sâu xa hơn, chính việc đốt vàng mã đã làm sai lệch, biến dạng ý nghĩa đích thực của mùa Vu Lan báo hiếu. Không tìm thấy trong trang kinh nào của Phật giáo nhắc đến chuyện đốt vàng mã. Và việc biến Vu Lan thành nghi lễ báo đáp mang tính phàm tục là hoàn toàn đi ngược với văn hóa Phật giáo.
Từ bỏ đốt vàng mã là chuyện không dễ khi đây đã là tập tục gắn chặt với cuộc sống người Việt. Thế nhưng, nếu tiếp tục đốt vàng mã thì cũng đồng nghĩa tiếp tục làm sai lệch những giá trị nhân văn vốn có của mùa Vu Lan - mùa của lòng hiếu kính, mùa của tình thương yêu. Chỉ khi nào ai cũng thấm thía điều đó thì mùa Vu Lan mới không còn là mùa đốt vàng mã.
Hóa vàng mã là... đốt tiền thật VTV.vn - Bên cạnh những hủ tục hay hành vi bạo lực tại lễ hội, biểu hiện lệch lạc khác trong văn hóa tín ngưỡng chính là nạn đốt vàng mã thái quá.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!