Điển hình như doanh nghiệp sản xuất cà phê của anh Nguyễn Huỳnh Đạt, trước đây có thể xuất khẩu khoảng 20 tấn cà phê thành phẩm sang Trung Quốc, từ khi dịch Covid - 19 xuất hiện tất cả đơn hàng bị tạm ngưng. Đứng trước khó khăn đó, anh phải tìm và mở rộng thêm nhiều thị trường mới như chuyển hướng sang thị trường Đông Nam Á và cố gắng đạt chứng chỉ, chứng nhận đạt chuẩn Châu Âu để xuất khẩu.
Còn đối với doanh nghiệp sản xuất Bao bì Dầu khí Việt Nam, để cho ra hơn 1,8 triệu sản phẩm mỗi tháng, đơn vị cần khoảng 200 tấn hạt nhựa nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng trước tác động của dịch Covid–19 doanh nghiệp bị đình trệ và đơn vị đã chủ động tìm nguyên liệu trong nước cũng như ở Trung Đông để duy trì hoạt động của nhà máy 24/24.
Việc doanh nghiệp chủ động ứng phó với nhiều giải pháp như vậy là điều tích cực để ổn định sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, để biến “nguy thành cơ” rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ các bộ, ngành trung ương nhất là vấn đề về vốn, thuế hay các chính sách cho người lao động nhất là tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!