Lý do được doanh nghiệp sản xuất đưa ra là khối lượng công việc nặng nề nên người khuyết tật không thể đáp ứng được. Trong khi đó, doanh nghiệp khối dịch vụ nói rằng: ‘Chúng tôi cần lao động có ngoại hình’.
Ở phía ngược lại, người Quản lý Google khu vực châu Á nói rằng: ‘Nhân viên khuyết tật của tôi làm việc không kém, thậm chí còn giỏi hơn nhân viên khác giữ vị trí tương tự vì họ tài năng, chăm chỉ và trung thành’.
Lý do khác về việc các doanh nghiệp không ‘mặn mà’ việc tuyển dụng người khuyết tật được đưa ra là họ sợ phải trả lương và trợ cấp cao hơn cho người khuyết tật. Nhưng, một số doanh nghiệp dệt may hay CNTT có đông lao động khuyết tật lại được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp, được vay vốn lãi suất thấp và được hưởng hàng chục ưu đãi theo quy định pháp luật.
Nhiều doanh nghiệp ‘lắc đầu’ với người khuyết tật còn vì sợ mất hình ảnh, sợ đầu tư cơ sở vật chất, sợ bị kiện, bị phạt tiền nếu lỡ vô tình phân biệt đối xử với người khuyết tật.
Vì những nguyên nhân trên, ILO ước tính Việt Nam mất 3% GDP mỗi năm vì người khuyết tật phải đứng ngoài thị trường lao động. Đây được xem là một sự lãng phí tiềm năng rất lớn.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!