Bạo lực ngôn từ - Những mũi dao "vô hình"

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 21/10/2022 11:38 GMT+7

VTV.vn - Bạo lực ngôn từ là khái niệm không quá xa lạ với nhiều người chúng ta. Thế nhưng, trên thực tế, nó vẫn đang diễn ra hàng ngày với nhiều người.

Theo kết quả nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS), 78% người được hỏi tại Việt Nam đều khẳng định từng là nạn nhân của phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội hoặc biết những trường hợp tương tự. 

Nỗi sợ miệt thị ngoại hình của người trẻ 

Thời gian qua, sau khi một số cuộc thi hoa hậu diễn ra, tình trạng này trở nên đáng chú ý hơn, khi nhiều thí sinh, hoa hậu, á hậu trở thành nạn nhân của bạo lực ngôn từ. Điển hình như Hoa hậu Thiên Ân bị miệt thị về cân nặng của chính mình. 

Ngay cả khi đã đăng quang, Hoa hậu Thiên Ân vẫn tiếp tục nhận nhiều chỉ trích một cách phiến diện từ người dùng mạng xã hội. Trên thực tế, khi miệt thị ngoại hình người khác, nhiều người dựa trên những lý do như gu thẩm mỹ hay cái đẹp này không đạt chuẩn để đưa ra những nhận định gay gắt, thậm chí có hành động bắt nạt. 

Từ đó khiến những người tiếp nhận bị tổn thương sâu sắc đôi khi nó trở thành những nỗi ám ảnh không thể xóa nhòa

"Sát thủ vô hình" 

Nhiều người nghĩ đó chỉ là nhận xét khách quan, nhưng lại là những suy nghĩ chủ quan của người đánh giá bởi họ không ở vị trí của người tiếp nhận câu nói, không thể hiểu thể trạng, những vấn đề người đó gặp phải.

Bạo lực ngôn từ - Những mũi dao vô hình - Ảnh 1.

Bodyshaming chỉ là một hình thức dễ nhận thấy nhất của bạo lực ngôn từ. Những lời nói gây sát thương còn có thể đến từ những người xung quanh, thậm chí là cả những người mình yêu thương. Những lời nói chê bai, nhiều người hay lấy lý do là góp ý, hay những lời châm chọc... tưởng chừng là trò đùa vô thưởng vô phạt nhưng đó đều như những mũi dao "vô hình", gây tổn thương người tiếp nhận.

Theo các chuyên gia tâm lý, bạo lực ngôn từ có thể gây ra sát thương không kém gì bạo lực thể xác, thậm chí còn nghiêm trọng hơn

Bạo lực ngôn từ - Những mũi dao vô hình - Ảnh 2.

Thạc sĩ tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên Đỗ Minh Trang -  Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0 Med247 chia sẻ: "Trong quá trình tôi làm việc thì thấy có rất nhiều bạn bị tổn thương như ra ngoài bạn ấy phải makeup, khuôn mặt có thể trắng toát ra hoặc một số bạn có suy nghĩ mình xấu xí, mình không được yêu thương mình không xứng đáng. 

Tôi cũng phải thức tới 1 - 2h sáng để canh điện thoại của thân chủ trong tình huống khẩn cấp, để làm sao giúp cho họ vượt qua được tình huống nguy cấp nhất, ví dụ họ muốn tự sát". 

Tự mình mạnh mẽ vượt qua

Nếu bạn thấy mình trong đó hoặc thấy người khác đang trải qua những tổn thương, nỗi đau, khiến cảm xúc bị ảnh hưởng thì hãy để ý tới cảm xúc tâm lý. Hãy thử làm hoặc động viên người đang trải qua tổn thương làm một bài kiểm tra tâm lý, với những câu hỏi như: Bạn có cảm thấy bồn chồn, bối rối, run tay chân...? từ đó sớm có biện pháp điều trị.

Bên cạnh sự giúp đỡ của y học, sự tự mình cảm thấy tin tưởng vào bản thân sẽ giúp chúng ta mạnh mẽ vượt qua vấn nạn bạo lực ngôn từ. Chính bởi vậy, trên thế giới đã có nhiều chiến dịch thúc đẩy sự tự tin của con người.

Bạo lực ngôn từ - Những mũi dao vô hình - Ảnh 3.

Những chiến dịch chia sẻ về trải nghiệm, hay chiến dịch cổ vũ tình yêu bản thân, cơ thể: Body Positivity, hay đơn giản là chấp nhận mình: Body Neutrality... Nhiều nhãn hàng, người nổi tiếng đã có sự tham gia của các người mẫu với cơ thể, màu da đa dạng... Tại Việt Nam, cũng đã có những bước chuyển mình như vậy.

Vẻ đẹp có ở mọi kích cỡ, mọi dáng người. Đó là sự đa dạng của cơ thể. Khoác lên những bộ đồ mình thích, để tự tin, xinh đẹp và cũng là một lần nữa thêm hiểu, thêm yêu chính bản thân mình. Bởi bạn xứng đáng với điều đó!

Bạo lực ngôn từ - Sát thủ thầm lặng của mỗi đứa trẻ Bạo lực ngôn từ - Sát thủ thầm lặng của mỗi đứa trẻ Sóc Trăng: Tạm đình chỉ công tác 4 cảnh sát liên quan vụ bạo lực 2 thiếu niên Sóc Trăng: Tạm đình chỉ công tác 4 cảnh sát liên quan vụ bạo lực 2 thiếu niên Đắk Lắk xét xử 19 đối tượng giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực Đắk Lắk xét xử 19 đối tượng giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước