Đáng quý hơn là chi phí thu được lại được sử dụng cho các hoạt động cộng đồng hay thiện nguyện…
Tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, các hội viên hội phụ nữ phường động viên người dân, hội viên thu gom từ ngõ, phố, tập kết kho ở khu nhà văn hóa mỗi tháng 1 lần để bán lấy tiền ủng hộ các hoạt động thiện nguyện.
Không có một công việc nào là dễ, nhất là công việc lại không mang đến nguồn lợi cho người thực hiện. Sau 2 năm triển khai, các cô, các bác không chỉ quen với việc phân loại, quen với cái bẩn của mớ phế liệu mà còn quen với cả những thắc mắc "Rác thải nhặt làm gì?" hay "Nhặt để ủng hộ người khác chứ có phải của mình đâu mà phải cố gắng làm cái gì. Bẩn thỉu…".
Tuy nhiên, với các cô, thu được tiền về là vui. Mỗi năm, số tiền thu về cũng khoảng 15-20 triệu đồng. Nếu làm một phép toán đơn giản, với giá phế liệu trung bình là 4.000 đồng/kg, mỗi năm, chi hội phụ nữ này đã góp phần thu gom, tái chế được… 5 tấn rác thải.
Còn với các thành viên hội phụ nữ phường Cao Thắng, TP. Hạ Long, Quảng Ninh, 2 năm qua, các cô vẫn cần mẫn thu gom dây về, rửa sạch, để khoảng 1 tuần, chị em tập trung lại chẻ xong rồi đan. Thành phẩm là những chiếc chổi tái chế từ rác mà độ bền tới cả năm, tránh việc đốt rác độc hại, ảnh hưởng đến môi trường.
Biến rác thành tiền và dùng tiền cho những hoạt động cộng đồng, hiệu quả kép được tạo nên nhờ chất dẫn đặc biệt mang tên lòng nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ và đó cũng là cơ hội để rác thải được tuần hoàn trong một hành trình mới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!