Buồn nôn hậu COVID-19, chữa thế nào?

Theo SKĐS-Thứ hai, ngày 14/03/2022 07:47 GMT+7

Nhiều người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh gặp các triệu chứng buồn nôn, nôn.

VTV.vn - Người nhiễm COVID-19 nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài.

Vì sao hậu COVID-19 lại gây buồn nôn và nôn?

Buồn nôn là cảm giác rất khó chịu (muốn nôn ra) do sự kích thích thần kinh vào trung tâm nôn ở hành tủy. Nôn là sự tống xuất mạnh chất chứa trong dạ dày do sự co thắt không tự chủ của cơ thành bụng khi cơ thắt tâm vị và cơ thắt thực quản dưới giãn. Buồn nôn và nôn là hai triệu chứng thường đi kèm với nhau.

Nguyên nhân có thể do:

- SARS-CoV-2 xâm nhập trực tiếp qua trung gian thụ thể ACE2 ở biểu mô đường tiêu hóa. Các nhà khoa học đã quan sát thấy cách SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm qua tế bào đường tiêu hóa của con người. Họ cũng phát hiện ra rằng chỉ cần một lượng nhỏ ACE2 đã có thể đủ cho sự xâm nhập của virus.

SARS-CoV-2 thường khu trú tại tế bào biểu mô tuyến dạ dày, tá tràng và trực tràng. Nếu hệ thống miễn dịch không đủ mạnh để đánh bại virus, SARS-CoV-2 sẽ tăng sinh nhanh chóng, từ đó gây giảm số lượng ACE2 và phá hủy các tế bào của vật chủ. Trong khi đó, việc ACE2 giảm dẫn đến giảm khả năng bảovệ cơ quan. Kết quả là, chức năng tiêu hóa bị tổn thương và tăng nhanh quátrình viêm từ đó gây buồn nôn và nôn nhiều.

- Phản ứng của hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất các cytokine tiền viêm và chemokine. Đồng thời kích hoạt phản ứng tế bào T để loại bỏ virus trong trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng hơn, tổn thương môdo virus có thể kích hoạt các tế bào đơn nhân, đại thực bào và tế bào đuôi gai sản sinh quá nhiều cytokine tiền viêm, dẫn "cơn bão cytokine". Phản ứngviêm toàn thân này có thể làm tổn thương rất nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa.

- Có thể do các dụng phụ trong điều trị COVID-19 như khi uống remdesivir.

- Do lo lắng và căng thẳng tâm lý. Đây là nguyên nhân phổ biến của nôn và buồn nôn hậu COVID-19. Bên cạnh sự khủng hoảng của hệ thống y tế,giãn cách xã hội kéo dài kèm theo gánh nặng kinh tế khiến cho bệnh nhân có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đặc biệt là những người dễ bị tổn thương như nhân viên y tế, trẻ em và người già. Mặc dù chưa có dữ liệu cụ thể,nhưng yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đến các triệu chứnghậu COVID-19.

Xử trí nôn và buồn nôn hậu COVID-19 như thế nào?

Khi mắc COVID-19, triệu chứng buồn nôn và nôn sẽ xuất hiện cấp tính (tần số cao) kèm theo các triệu chứng tiêu hóa khác, đặc biệt là tiêu chảy,đau bụng, chán ăn. Những triệu chứng này có thể xảy ra trước các biểu hiện hô hấp.

Tuy nhiên, nôn và buồn nôn hậu COVID-19 xảy ra không thường xuyên nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để khắc phục tình trạng này có thể dùng thuốc. Ngoài ra, các can thiệp về chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng sẽ giúp tăng hiệu quả.

* Điều trị buồn nôn hậu COVID-19 bằng thuốc

- Prochlorperazine

Đây là thuốc chống nôn làm giảm một phần buồn nôn và nôn cấp tính (trong viêm dạ dày ruột cấp). Nó có thể gây ra các tác dụng phụ (khángcholinergic) như mờ mắt, lú lẫn, táo bón, khô mắt, bí tiểu và rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây chóng mặt, hạ huyết áp tư thế, buồn ngủ và an thần.

Bệnh nhi đặc biệt nhạy cảm với tác dụng an thần doprochlorperazine gây ra. Các phản ứng ngoại tháp, bao gồm chứng loạn thần kinh,loạn trương lực cơ cấp tính, bệnh parkinson do thuốc và rối loạn vận động chậm phát triển đã được ghi nhận khi sử dụng prochlorperazine. Do đó,prochlorperazine không dùng ở phụ nữ có thai, bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận, động kinh, trẻ em < 2 tuổi hoặc cân nặng < 9 kg hoặc có một trong các bệnh lý trên.

- Metoclopramide

Metoclopramide trực tiếp ảnh hưởng đến vùng kích hoạt thụ thể hóa học (CTZ), bằng cách khóa các thụ thể dopamine. Từ đó dẫn đến làm tăng ngưỡng CTZ và giảm độ nhạy của các dây thần kinh nội tạng dẫn truyền xung động từ đường tiêu hóa đến trung tâm nôn mửa. Đồng thời tăng cường làm rỗng dạ dày (để giảm thiểu tình trạng ứ đọng trước khi nôn).

Thuốc dùng để điều trị triệu chứng và dự phòng buồn nôn, điều trị nôn muộn (không cấp tính). Lưu ý, thuốc chống chỉ định với các trường hợp tắc cơ học, thủng đường tiêu hóa, xuất huyết đường tiêu hóa, tiền sử động kinh,Parkinson, u tủy thượng thận và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Tác dụng phụ thường gặp của metoclopramide gồm tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi và yếu cơ bất thường, ngủ gà, rối loạn trương lực cơ cấp tính.

- Domperidone

Đây cũng là một thuốc kháng dopamin nhưng khả nhăng xâm nhập vào hàng rào máu não kém hơn. Do đó, ít tác dụng an thần và loạn trương lực cơ hơn nhiều so với metoclopramide. Domperidone chỉ định điều trị ngắn hạn triệu chứng buồn nôn, nôn nặng.

Thuốc chống chỉ định với bệnh nhân suy gan (vừa và nặng), bệnh tim, chảy máu tiêu hóa hoặc thủng đường tiêu hóa, tắc ruột cơ học và phụ nữ mang thai.

* Điều trị không dùng thuốc

Có thể điều trị nôn và buồn nôn hậu COVID-19 bằng các biện pháp không dùng thuốc:

- Bấm huyệt

Khi bấm huyệt sử dụng áp lực để kích thích các điểm nhất định trên cơ thể nhằm làm giảm các triệu chứng. Ấn lên huyệt Neiguan trên lòng bàn tay có thể giúp giảm buồn nôn và nôn. Để xoa bóp huyệt này có thể làm theo cách sau:

- Đặt ba ngón tay ngang cổ tay.

- Đặt ngón tay cái của bạn dưới ngón trỏ.

- Xoa điểm này theo chuyển động tròn, chắc trong vòng hai đến ba phút.

- Lặp lại trên cổ tay còn lại.

- Dùng nước gừng tinh luyện

Khi triệu chứng buồn nôn hậu COVID-19 kéo dài không dứt, dùng nước gừng tinh luyện sẽ có hiệu quả.

- Ăn đồ dễ tiêu, chia làm nhiều bữa, tránh ăn quá nhiều vào một bữa dễ gây nôn.

- Nên ăn đồ ăn tự chế biến, hạn chế ăn đồ chế biến sẵn.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để điều trị nôn và buồn nôn hậu COVID-19 cần lưu ý:

- Chỉ sử dụng thuốc chống nôn khi được sự tư vấn và kê đơn từ bác sĩ.

- Chú ý các triệu chứng khác của hội chứng hậu COVID-19. Nên tham vấn bác sĩ nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài và có xu hướng tăng lên.

- Ngồi dậy, hơi ngả người về phía sau hoặc di chuyển khi có cảm giác buồn nôn.

- Mở cửa sổ hoặc ngồi trước quạt. Bởi không khí mát mẻ sẽgiúp giảm cảm giác khó chịu.

- Chườm mát bằng khăn ấm đặt sau gáy để ổn định nhiệt độ, giảm tình trạng khó chịu.

- Hít thở sâu, thư giãn nếu buồn nôn do căng thẳng, lo âu quá mức.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước