Dự kiến có 30 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước sẽ nằm dưới sự quản lý của Ủy ban này với số vốn ước lên tới trên 5 triệu tỷ đồng, tương đương 250 tỷ USD.
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, đơn vị chủ trì nghiên cứu đề án thành lập Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước.
Ý tưởng này không mới, từ hơn 10 năm trước, nó đã được bàn thảo. Nhưng giờ nó lại được xới xáo lên, bởi nguồn lực kinh tế Nhà nước cần phải được sử dụng hiệu quả hơn.
Gọi là siêu Ủy ban quả không sai vì Ủy ban này sẽ quản lý và giám sát toàn bộ vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp vốn lâu nay do các Bộ, ngành và đại phương quản lý. Quy mô ước tính khoảng trên 5 triệu tỷ đồng, tương đương 250 tỷ USD. Mục đích của việc thành lập siêu Ủy ban này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của khối doanh nghiệp Nhà nước.
Tuy nhiên, một siêu Ủy ban với cách thức và vận hành hoàn toàn mới cũng đang gây ra những băn khoăn trong giới chuyên gia kinh tế.
Dù được đánh giá một ý tưởng có tính đột phá lớn nhưng đề án thành lập Ủy ban quản lý vốn và tài sản Nhà nước cũng phải vượt qua được những trở ngại không hề nhỏ của nếp nghĩ và nếp làm cũ, thậm chí đó còn là lợi ích không dễ từ bỏ của các Bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước đã ăn sâu bám rễ từ hàng chục năm nay.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.