"Dở khóc dở cười" với tiếng lóng của Gen Z

Phương Anh, Việt Hưng-Thứ sáu, ngày 25/10/2024 16:58 GMT+7

VTV.vn - Những từ lóng mới đang dần trở thành một phần không thể thiếu của giới trẻ.

Tiếng lóng giúp họ kết nối, bộc lộ cá tính và cập nhật xu hướng. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều cũng gây ra những tình huống dở khóc dở cười, khiến khoảng cách giữa các thế hệ trở nên rõ rệt hơn.

Trung bình mỗi ngày gặp nhau hay nhắn tin, nhóm bạn trẻ này lại sử dụng tiếng lóng để giao tiếp. Hợp trend và khiến cuộc trò chuyện trở nên hài hước, sinh động và thú vị hơn nên mỗi khi xuất hiện từ mới, cả nhóm lại nhanh chóng bắt nhịp.

Minh Ngọc mới 10 tuổi, nhưng thông qua mạng xã hội, một lần gần đây em đã chúc bà một câu mà khiến ai nghe cũng phải giật mình.

Dở khóc dở cười với tiếng lóng của Gen Z - Ảnh 1.
Dở khóc dở cười với tiếng lóng của Gen Z - Ảnh 2.
Dở khóc dở cười với tiếng lóng của Gen Z - Ảnh 3.

Nhiều tình huống dở khóc dở cười cũng đã diễn ra với chính chị Lan, giáo viên của một trường THPT tại Hà Nội khi chứng kiến học trò cũng thường xuyên sử dụng những tiếng lóng.

Còn khi ở nhà, là mẹ của 2 bạn trẻ genZ, chị Lan cũng không tránh khỏi những khoảnh khắc bối rối trong các cuộc trò chuyện khi các con dùng tiếng lóng.

Không chỉ phát triển những bộ từ vựng, ngôn ngữ mới, mà nhiều bạn trẻ còn kết hợp đa ngôn ngữ để tạo ra một "vũ trụ" của riêng mình.

Ngôn ngữ có sự tiếp biến, sự thay đổi theo thời gian, nên việc xuất hiện tiếng lóng, những từ ngữ mới là điều hoàn toàn dễ hiểu. Một khảo sát được thực hiện với 168 thanh thiếu niên Việt Nam độ tuổi từ 16 - 22 cho thấy: 86,3% người tham gia thừa nhận sử dụng ngôn ngữ này vì thấy vui vẻ, chạy theo trend và tiết kiệm thời gian tuy nhiên, có tới 42,9% lạm dụng quá đà, tiếng lóng gây cảm giác khó chịu cho đối phương.

Vậy là tiếng lóng trong giao tiếp hiện đại một mặt giúp kết nối thế hệ trẻ thì mặt khác, nó lại làm mất kết nối với văn hóa và ngôn ngữ chính thống. Người ta buộc phải học, phải chấp nhận để không bị cô lập. Hay chính chúng ta phải cân bằng để tiếng Việt không bị mất đi?

Tiếng lóng như thế nào là đủ?

"Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò" nên chẳng có gì lạ khi các cô cậu học trò sử dụng tiếng lóng hàng ngày.

Theo PGS.TS Phạm Văn Tình một chuyên gia Ngôn ngữ học, trong ngôn ngữ của bất kỳ quốc gia nào, tiếng lóng luôn tồn tại, đặc biệt là tiếng lóng của giới trẻ.

PGS.TS Phạm Văn Tình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học cho biết: T"iếng lóng cũng có giá trị, nhiều từ vượt ra khỏi từ lóng và được sử dụng toàn dân. Sử dụng tiếng lóng giúp các bạn trẻ thoải mái hơn trong giao tiếp nhưng tất nhiên cũng không nên sử dụng quá nhiều, vì ngôn ngữ phải được sử dụng chung để giao tiếp, anh dùng tiếng lóng quá nhiều sẽ tự tách mình khỏi xã hội. Nói nôm na thì giống như ăn cơm, thỉnh thoảng đi ăn bún, phở sẽ thấy hấp dẫn, ngon nhưng bữa cơm thì không bao giờ thay thế được. Tiếng Việt sẽ không mất đi giá trị của nó".

Như những món ăn vặt, dù ngon cũng không thể thay thế hoàn toàn bữa cơm hàng ngày. Và tiếng lóng cũng vậy, chỉ nên dừng lại là một gia vị để câu chuyện hàng ngày trở nên thú vị hơn mà thôi.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước