Đó là một vài kết quả nổi bật của tỉnh Bắc Kạn trong thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số từ khi tái thành lập tỉnh đến nay.
Nhờ các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ của tỉnh Bắc Kạn đã giúp nhiều người dân thay đổi nhận thức, thay thế các cây trồng truyền thống bằng trồng rừng và đem lại cuộc sống sung túc hơn. Cùng với khuyến khích phát triển kinh tế rừng, tỉnh Bắc Kạn đã có chính sách để chuyển đổi hàng ngàn ha đất trồng lúa, ngô năng suất thấp sang trồng những cây có giá trị kinh tế cao như bí xanh thơm, dong riềng, cây ăn quả, cây dược liệu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, các sản phẩm Ocop, các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa xuất hiện ngày càng nhiều cũng đã giúp nâng cao thu nhập cho hàng ngàn hộ dân Bắc Kạn mỗi năm.
Nếu ngày đầu tái thành lập tỉnh, thu nhập trung bình của người dân Bắc Kạn chỉ hơn 1,3 triệu đồng/năm thì bây giờ đã tăng lên trên 41 triệu đồng, gấp 31 lần. Hiện nay, hơn 90% số hộ dân ở Bắc Kạn vẫn sống dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp và số hộ nghèo chủ yếu ở khu vực nông thôn nên để nâng cao hơn nữa đời sống cho người dân, tỉnh Bắc Kạn đang tập trung thu hút đầu tư, tạo ra bước chuyển mạnh ở khu vực này.
Tại các thôn bản của tỉnh Bắc Kạn, những ngôi nhà xây to đẹp như nhà của ông Tinh đang xuất hiện ngày càng nhiều tạo nên bộ mặt nông thôn mới vùng cao. Có những thôn bản đã có tới 60-70 số hộ dân thuộc diện khá và giàu. Tuy nhiên so với cả nước thì tỷ lệ hộ dân nghèo ở Bắc Kạn vẫn còn cao. Do đó, nâng cao mức sống cho người dân đang là mục tiêu trung tâm của các chính sách mà tỉnh Bắc Kạn đưa ra nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!