Dự án tuyến metro số 5 tuyến Văn Cao - Hòa Lạc tại Hà Nội có khả thi?

Đình Quân-Thứ tư, ngày 23/09/2020 12:02 GMT+7

VTV.vn - Theo nhiều chuyên gia, tính khả thi vẫn là dấu hỏi lớn vì bài học nhãn tiền về tuyến đường Cát Linh - Hà Đông vẫn đang đội về chi phí, thời gian và hiệu quả.

Ngày 21/9, Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hà Nội cho biết, UBND TP vừa trình Chính phủ báo cáo về việc thẩm định nghiên cứu tiền khả thi dự án metro số 5, tuyến Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc, tổng mức đầu tư hơn 65.000 tỷ đồng.

Việc này đang nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người dân, đặc biệt là của các chuyên gia về giao thông đô thị, xung quanh tính hiệu quả và khả thi của dự án.

Dự án tuyến metro số 5 tuyến Văn Cao - Hòa Lạc tại Hà Nội có khả thi? - Ảnh 1.

Tuyến đường sắt này dài 39 km với 21 nhà ga (6 ga ngầm và 15 ga nổi); tổng mức đầu tư dự kiến 65.400 tỷ đồng.

Điểm đầu là nút giao cắt Văn Cao - Hoàng Hoa Thám, điểm cuối là xã Yên Bình, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Dự án trên thực tế đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch từ năm 2011, phân kỳ làm hai giai đoạn, 2016 đến 2020 và 2020 đến 2030. Tuy nhiên, từ lúc lập quy hoạch đến nay đã hơn 4 năm nên đầu tư toàn tuyến trong giai đoạn 2021 đến 2025 là phù hợp.

Theo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, đoạn từ Liễu Giai đến Trần Duy Hưng chạy ngầm giữa đường nên tiết kiệm chi phí, thời gian giải phóng mặt bằng. Phần đi nổi trên đại lộ Thăng Long cũng nằm ở giữa dải phân cách cũng ít phải làm cầu, hầm và không ảnh hưởng đến các công trình liên quan nên sẽ thi công nhanh.

Theo nhiều chuyên gia, tính khả thi vẫn là dấu hỏi lớn bởi thực tế, hai tuyến Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội đã 10 năm chưa xong nên chỉ trong 4 năm với 39km thì liệu có khả thi?

Dự án tuyến metro số 5 tuyến Văn Cao - Hòa Lạc tại Hà Nội có khả thi? - Ảnh 2.

Hà Nội dự kiến mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội bao gồm 10 tuyến, bao gồm cả các tuyến trên cao và đi ngầm Ảnh: VTVNews

Cũng theo các chuyên gia, đường sắt đô thị nên chỉ giới hạn quanh mức 10km, đồng thời tính toán mức 200-300 hành khách/lượt mới đảm bảo đủ hiệu quả khai thác, đảm bảo tính kinh tế - xã hội.

Giới chuyên môn cho rằng tuyến số 1 Ngọc Hồi - Yên Viên cấp bách hơn nhiều dưới góc độ giải tỏa ùn tắc giao thông đô thị. Nhưng tuyến Hòa Lạc lại là tuyến mở ra phát triển tương lai, kéo dài giãn dân. Đấy là 2 so sánh cần đặt lên bàn cân nhắc.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 nêu mạng lưới đường sắt đô thị ở Hà Nội gồm 8 tuyến, tổng chiều dài 318 km. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, mới chỉ có 2 tuyến đang thi công gồm tuyến số 2 (đoạn 2A, Cát Linh - Hà Đông) và tuyến số 3 (đoạn Nhổn - ga Hà Nội). Tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh) dự kiến từ năm 2007 nhưng đến nay chưa khởi công.

Hà Nội đề xuất giữ tiền thoái vốn DN để tự làm 2 tuyến đường sắt đô thị hơn 100.000 tỷ đồng Hà Nội đề xuất giữ tiền thoái vốn DN để tự làm 2 tuyến đường sắt đô thị hơn 100.000 tỷ đồng Thiệt hại hàng tỷ USD do đường sắt đô thị chậm tiến độ Thiệt hại hàng tỷ USD do đường sắt đô thị chậm tiến độ Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chưa ấn định ngày khai thác Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chưa ấn định ngày khai thác

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước