Hiện nay, trung bình mỗi ngày có 700-800 xe chở mía đến Nhà máy Đường An Khê, các phương tiện vận chuyển mía từ các vùng nguyên liệu phải đi nhiều tuyến đường, với chiều dài trên 30 km, một số xe đi trên đường Quốc lộ 19. Để các phương tiện không vận chuyển qua tải, quá khổ, ngay từ đầu vụ, nhà máy đường đã phối hợp với lực lượng CSGT tỉnh Gia Lai tổ chức tuyên truyền trên 150 chủ mía, 60 chủ xe và trên 600 tài xế về việc vận chuyển nguyên liệu.
Hiện nay trên các tuyến đường, các phương tiện vận chuyển nguyên liệu mía đang gia tăng, từ đầu vụ cho đến thời điểm hiện tại lực lượng Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt 93 trường hợp vi phạm tải trọng, kích thước thành thùng xe buộc phải hạ tải, cắt bỏ phần mía chở quá chiều dài thùng xe, thậm chí cắt bỏ thành thùng xe cơi nới để chở mía.
Hiện nay, việc xử lý xe quá tải, quá khổ trên các tuyến đường mới chỉ là giải pháp phần ngọn, điều quan trọng là cần sự vào cuộc, phối hợp, đồng bộ của các sở, ngành, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng khác; đặc biệt là các cơ quan chức năng thuộc sở giao thông vận tải tại các địa phương, cần kiểm soát chặt chẽ các vi phạm tại đầu nguồn, bến bãi, không để các phương tiện vi phạm được phép đi ra đường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!